Dưới đây là lời khuyên của một chuyên gia về nghiên cứu trẻ em dành cho các bậc cha mẹ để giúp họ có được sự nhìn nhận đúng đắn về vai trò của các kỳ thi.
Thứ nhất, kết quả thi thể hiện bước tiến bộ trong học tập của trẻ.
Đối với học sinh tiểu học và cấp hai, sự thích thú và tự tin trong học tập thì quan trọng hơn là kết quả thi. Với những trẻ có điểm thi ít khả quan, thì kỳ thi đã chứng minh sự thất bại của trẻ. Nhưng dù trẻ có đạt điểm tốt hay không thì bố mẹ cũng nên động viên trẻ chăm chỉ và cố gắng trong học tập.
Thực ra, trẻ rất cần tình yêu thương của bố mẹ. Bố mẹ không nên đưa ra những nhận xét xúc phạm trẻ, hay tỏ ra thất vọng về trẻ. Thay vì đó, bố mẹ nên tập trung vào bất cứ tiến bộ nào mà trẻ có được. Có thể là trong một môn học nào đó, trẻ sẽ đạt kết quả tốt hơn trước, hoặc thái độ học tập của trẻ sẽ cải thiện hơn nhiều?
Nói tóm lại, bố mẹ nên tập trung vào những mặt tốt nhất mà trẻ đạt được, kéo trẻ ra khỏi áp lực thi cử và tạo cho trẻ tự tin trong học tập.
Thứ hai, bố mẹ cần nhớ rằng thi cử là một cách để tìm ra sự yếu kém trong quá trình học tập của trẻ.
Có rất nhiều cách phân loại các kỳ thi, nói chung các kỳ thi có thể chia thành các kỳ thi có mục tiêu và kỳ thi chọn lọc. Các kỳ thi chọn lọc liên quan đến các kỳ thi như tuyển sinh đại học, nhằm để xác định nhân tài. Còn kỳ thi giữa kỳ và cuối kỳ ở bậc tiểu học và cấp hai cũng để kiểm tra xem liệu rằng kiến thức và kỹ năng mà trẻ đạt được trong một học kỳ đã đạt yêu cầu của chương trình hay chưa, và trẻ đã đạt được mục tiêu của chương trình giảng dạy chưa. Những kỳ thi theo giai đoạn này là những kỳ thi có mục tiêu. Tất nhiên, để khuyến khích trẻ học tập, các nhà trường đưa ra những phần thưởng dựa vào kết quả thi, ví dụ như thưởng cho những học sinh đạt điểm thi cao nhất.
Những kỳ thi có mục tiêu đã biểu lộ kết quả học tập của trẻ ở một giai đoạn nhất định. Vì vậy, liên quan đến kết quả thi, những vấn đề được phát hiện trong những kỳ thi này phải được bố mẹ đánh giá. Thông qua những kỳ thi này, điểm yếu của trẻ - điều mà có thể ảnh hưởng đến việc học sau này của trẻ - có thể được nhận ra.
Học tập là một tiến trình liên tục. Bước phát triển trước đó sẽ ảnh hưởng đến bước tiếp theo. Vì vậy, nếu bố mẹ chỉ tập trung vào điểm số thấp nhất của trẻ, và chỉ thấy buồn hoặc thất vọng và biểu lộ cảm xúc của mình thì sẽ khiến trẻ thấy khó sống, việc chỉ chăm chăm vào điểm số sẽ khiến mất đi mục đích thực sự của việc học.
Thứ ba, cha mẹ cần nhận ra những thế mạnh ở trẻ và giúp trẻ phát triển thế mạnh đó.
Cha mẹ cũng nên chuyện trò với trẻ về trải nghiệm học tập của trẻ: tại sao trẻ thích môn này hơn môn kia, trẻ thích phương pháp học tập nào hơn, môn học nào mà trẻ thích thú. Không cần thiết phải buộc trẻ phát triển bất cứ kỹ năng nào mà chúng không thích thú. Nếu trẻ có tài năng bẩm sinh và thích thú một lĩnh vực nào đó, bố mẹ nên thử và giúp trẻ phát triển tiềm năng của mình.
Nhận thức của bố mẹ về điểm thi của trẻ phản ánh sự hiểu biết của bố mẹ về các bước khác nhau của sự phát triển của trẻ, vì vậy kỳ thi của trẻ cũng chính là kỳ thi dành cho bố mẹ!