I. Đối tượng tuyển sinh
– Tất cả thí sinh tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy và có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được quy định theo từng phương thức xét tuyển của Học viện Ngoại giao.
– Thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam; hoặc có thời gian học tập ở nước ngoài và ở Việt Nam, tốt nghiệp chương trình THPT ở Việt Nam.
II. Chỉ tiêu tuyển sinh
– Tổng chỉ tiêu dự kiến: 1350.
– Mỗi phương thức xét tuyển có chỉ tiêu riêng. Trong trường hợp một phương thức xét tuyển không đủ chỉ tiêu thì số lượng chỉ tiêu còn lại được chuyển sang các phương thức khác.
– Cụ thể như sau:
STT
|
Tên ngành đào tạo
|
Mã ngành đào tạo
|
Tổ hợp xét tuyển
|
Chỉ tiêu xét tuyển
(dự kiến)
|
1
|
Quan hệ quốc tế
|
7310206
|
A00, A01, C00, D01, D03
|
350
|
2
|
Truyền thông quốc tế
|
7320107
|
A00, A01, C00, D01, D03
|
300
|
3
|
Kinh tế quốc tế
|
7310106
|
A00, A01, D01
|
200
|
4
|
Kinh doanh quốc tế
|
7340120
|
A00, A01, D01
|
150
|
5
|
Luật quốc tế
|
7380108
|
A00, A01, C00, D01
|
150
|
6
|
Ngôn ngữ Anh
|
7220201
|
D01
|
200
|
* Ghi chú: Trừ ngành Ngôn ngữ Anh, thí sinh sau khi trúng tuyển các ngành Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Luật quốc tế và Truyền thông quốc tế được lựa chọn học một trong các ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc hoặc tiếng Nhật Bản (nếu số lượng đăng ký đáp ứng yêu cầu về quy mô lớp học).
>> XEM THÊM ĐIỂM CHUẨN HỌC VIỆN NGOẠI GIAO CÁC NĂM GẦN ĐÂY
III. Phương thức tuyển sinh
1. Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Dự kiến 5% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành.
2. Xét tuyển thẳng theo Đề án tuyển sinh riêng của Học viện: Dự kiến 25% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành.
Học viện xét tuyển thẳng các đối tượng sau:
– Thí sinh có: (1) Điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.0 trở lên; và (2) Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS academic (hoặc tương đương) đạt từ 7.0 trở lên, hoặc từ DELF-B2 trở lên.
– Thí sinh là học sinh trường THPT chuyên (theo Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT Chuyên), hoặc trường THPT trọng điểm quốc gia đáp ứng một trong hai điều kiện sau:
- Có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 5/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.8 trở lên.
- Có Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS academic (hoặc tương đương) đạt từ 6.5 trở lên (hoặc từ DELF-B1 trở lên) và có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.0 trở lên.
– Thí sinh là đối tượng trong đội tuyển tham dự Cuộc thi /Triển lãm/ Phát minh Khoa học kỹ thuật quốc tế do các Hội, Trường, các tổ chức cử hoặc lập đội tuyển có sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo; có Giấy chứng nhận đoạt giải trong các Cuộc thi /Triển lãm/ Phát minh Khoa học kỹ thuật quốc tế và các chứng nhận liên quan đến cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận; có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.0 trở lên; đã tốt nghiệp THPT năm 2021, có kết quả thi tốt nghiệp THPT đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Học viện Ngoại giao quy định.
3. Xét tuyển: Dự kiến 04 phương thức:
(1) Xét tuyển kết hợp Kết quả học tập THPT và Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.
(2) Xét tuyển dựa trên Kết quả học tập THPT.
(3) Xét tuyển dựa trên Kết quả học tập THPT, Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và Phỏng vấn đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam; hoặc có thời gian học tập ở nước ngoài và ở Việt Nam, tốt nghiệp chương trình THPT ở Việt Nam.
(4) Xét tuyển dựa trên Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Phương thức 1: Kết hợp Kết quả học tập THPT và Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế
1. Chỉ tiêu: Dự kiến 30% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành.
2. Đối tượng: Thí sinh đáp ứng các điều kiện sau:
– Có Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS academic (hoặc tương đương) đạt từ 6.0 trở lên; hoặc từ DELF-B1 trở lên;
– Có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.0 trở lên.
Phương thức 2: Dựa trên Kết quả học tập THPT
1. Chỉ tiêu: Dự kiến 8% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành.
2. Đối tượng: Thí sinh đáp ứng các điều kiện sau:
– Thuộc 01 trong các đối tượng:
- Là học sinh trường THPT chuyên (theo Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT Chuyên), hoặc trường THPT trọng điểm quốc gia.
- Có tên trong danh sách tham gia kỳ thi HSG Quốc gia hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba kỳ thi HSG cấp tỉnh/ thành phố lớp 10, lớp 11 hoặc lớp 12 các môn trong tổ hợp môn xét tuyển của Học viện (Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh hoặc Tiếng Pháp).
- Có tên trong danh sách dự thi cuộc thi KHKT cấp Quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức mà nội dung đề tài được Hội đồng tuyển sinh đánh giá là phù hợp với môn thuộc tổ hợp xét tuyển của Học viện.
– Có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.0 trở lên.
Phương thức 3: Dựa trên Kết quả học tập THPT, Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và Phỏng vấn đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam; hoặc có thời gian học tập ở nước ngoài và ở Việt Nam, tốt nghiệp chương trình THPT ở Việt Nam
1. Chỉ tiêu: Dự kiến 2% tổng chỉ tiêu xét tuyển của mỗi ngành.
2. Đối tượng: Thí sinh đáp ứng các điều kiện sau:
– Thuộc 01 trong các đối tượng:
- Đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam.
- Có thời gian học tập ở nước ngoài và ở Việt Nam, tốt nghiệp chương trình THPT ở Việt Nam.
– Có Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS academic (hoặc tương đương) đạt từ 7.0 trở lên, hoặc từ DELF-B2 trở lên, hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác với mức điểm tương đương.
Phương thức 4: Dựa trên Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021
1. Chỉ tiêu: Dự kiến 30% tổng chỉ tiêu xét tuyển của mỗi ngành.
2. Đối tượng: Thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
IV. Chương trình đào tạo Chất lượng cao
Sau khi trúng tuyển vào Học viện Ngoại giao, thí sinh được đăng ký nguyện vọng tham gia chương trình đào tạo Chất lượng cao theo ngành thí sinh đã trúng tuyển.
V. Chương trình Liên kết đào tạo
Chương trình Liên kết đào tạo giữa Học viện Ngoại giao và Đại học Victoria Wellington (New Zealand) được Bộ Ngoại giao chấp thuận và Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép từ năm 2011. Ngành đào tạo: Quan hệ quốc tế, Khoa học chính trị, Truyền thông.
1. Chỉ tiêu: 50 chỉ tiêu.
2. Đối tượng: Thí sinh đăng ký đáp ứng một trong các điều kiện sau:
– Học sinh tốt nghiệp THPT trong nước hoặc nước ngoài.
– Sinh viên đang theo học các trường đại học trong nước hoặc nước ngoài.
3. Tiêu chí xét tuyển:
– Tốt nghiệp THPT trong nước/nước ngoài;
– Đạt IELTS Academic từ 5.5 trở lên (hoặc TOEFL iBT tương đương).
4. Thời gian đào tạo: 1,5 năm học ở Học viện Ngoại giao; 1,5 năm học ở New Zealand. Bằng Cử nhân do Đại học Victoria Wellington cấp.
VI. Chú ý
Mọi thông tin chính thức sẽ được công bố tại Đề án tuyển sinh năm 2021 được đăng tải trên các kênh thông tin chính thức của Học viện Ngoại giao.
Thông tin liên hệ: Phòng 203, Nhà A, Học viện Ngoại giao, Số 69, Phố Chùa Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
– Tel: (84-24) 3834 4540 (máy lẻ 1130); Fax: (84-24 ) 3834 3543
– Hotline: 0943.482.840; Email: tuyensinhhvng@dav.edu.vn
– Website: https://www.dav.edu.vn
– Fanpage: Tư vấn Tuyển sinh Học viện Ngoại giao