Trước sự thay đổi này, thầy Phạm Công Đỉnh - giáo viên Trường THPT Chu Văn An (Thái Nguyên) - chia sẻ những vấn đề cần lưu ý giúp học sinh học và ôn tập môn học đạt hiệu quả cao.
Sự khác nhau cơ bản giữa bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm
Lưu ý đầu tiên, học sinh cần nắm được sự khác nhau cơ bản giữa bài thi tự luận và trắc nghiệm, cụ thể như sau:
|
Bài thi tự luận
|
Bài thi trắc nghiệm
|
Thời gian thi
|
180 phút
|
90 phút
|
Số lượng câu hỏi
|
Thông thường có 10 câu, mỗi câu 1điểm. Bình quân mỗi câu 18 phút
|
Có 50 câu, mỗi câu 0,2 điểm. Bình quân mỗi câu 1,8 phút.
|
Phạm vi kiến thức
|
Toàn bộ chương trình THPT nhưng lại chủ yếu tập trung vào một số dạng toán và ít có sự thay đổi trong các năm gần đây, qua đó học sinh có tình trạng học tủ.
|
Chỉ nằm trong chương trình lớp 12 nhưng các câu hỏi xuất hiện ở tất cả các đơn vị kiến thức, qua đó học sinh phải học đều tất cả các bài học.
|
Các câu hỏi ở mức độ vận dụng thấp, vận dụng cao (phân loại)
|
Thường xuất hiện ở các dạng bài: Phương trình, bất phương trình, hệ phương trình, hình học giải tích và bất đẳng thức do đó nặng về kĩ năng, thủ thuật và kinh nghiệm làm bài.
|
Chủ yếu là các bài toán có tính thực tiễn và có sự tích hợp (Không đòi hỏi quá nhiều về kĩ năng tính toán mà thiên về hiểu biết thực tế và có kiến thức liên hệ với các môn học khác).
|
Ma trận đề thông qua các đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT
Qua hai đề thi minh họa Bộ GD&ĐT công bố (tháng 10/2016 và tháng 1/2017), thầy Phạm Công Đỉnh phân tích ma trận đề thi cơ bản như sau:
STT
|
Chủ đề
|
Nhận biết
|
Thông hiểu
|
Vận dụng thấp
|
Vận dụng cao
|
Tổng số câu theo chủ đề
|
1
|
Hàm số
|
4
|
3
|
3
|
1
|
11
|
2
|
Mũ và Lôgarit
|
6
|
1
|
2
|
1
|
10
|
3
|
Nguyên hàm - Tích phân
|
3
|
1
|
3
|
|
7
|
4
|
Số phức
|
3
|
1
|
2
|
|
6
|
5
|
Khối đa diện - Mặt cầu mặt trụ
|
3
|
1
|
2
|
2
|
8
|
6
|
Phương pháp tọa độ không gian
|
3
|
2
|
3
|
|
8
|
7
|
Tổng số câu theo mức độ câu hỏi
|
22
|
9
|
15
|
4
|
50
|
8
|
Phần trăm kiến thức
|
52%
|
18%
|
22%
|
8%
|
100%
|
Dạy chắc kiến thức cơ bản
Thầy Phạm Công Đỉnh nhấn mạnh: Dạy cho học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản là việc đầu tiên và quan trọng nhất.
Hiện nay, các tài liệu phục vụ thi trắc nghiệm khách quan rất nhiều; tuy nhiên cần nhấn mạnh cho các em học sinh sách giáo khoa vẫn là tài liệu quan trọng nhất và các em cần nắm vững các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.
Lưu ý, không được bỏ sót bất kì một phần kiến thức nào. Ví dụ: Với bài thi tự luận trước đây các bài toán về áp dụng công thức lãi kép như vay vốn ngân hàng, tốc độ tăng trưởng hay bài toán ứng dụng của tích phân để tính vận tốc, quãng đường… rất hiếm gặp nhưng qua các đề minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì các bài toán nói trên xuất hiện thường xuyên và đều là các kiến thức có trong sách giáo khoa.
Dạy học sinh thay đổi cách học và tư duy
Thi trắc nghiệm sẽ không yêu cầu về cách trình bày lôgic như tự luận mà chủ yếu là cách tư duy, làm thế nào để giải nhanh, ngắn gọn và quan trọng nhất là kết quả phải chính xác.
Dạy học sinh cách sử dụng máy tính cầm tay
Máy tính cầm tay là một công cụ không thể thiếu và rất quan trọng đối với các em học sinh trong việc làm bài thi trắc nghiệm. Việc sử dụng thành thạo các chức năng của máy tính cầm tay sẽ giúp các em học sinh tăng tốc độ làm bài và giúp các em loại được các phương án nhiễu một cách nhanh nhất.
Các chức năng thường được áp dụng nhiều nhất đối với máy tính cầm tay như: SOLVE; CALC; TABLE nên được hướng dẫn cụ thể cho các em học sinh.
Tuy nhiên, cần lưu ý các em không được quá phụ thuộc vào máy tính mà quên đi cơ sở toán học vì như thế sẽ khó có thể làm được các câu hỏi ở mức độ vận dụng hoặc các câu thiên về khái niệm, tính chất …
Dạy cách sử dụng sơ đồ tư duy để ôn tập kiến thức
Đây là cách học có hiệu quả rất tốt, nhất là với các môn có hình thức thi trắc nghiệm. Sau mỗi bài học, mỗi chương các học sinh cần lập cho mình một mô hình kiến thức riêng, trong đó bao gồm: đặc điểm của từng dạng bài, phương pháp cụ thể, những kĩ năng …
Dạy kĩ học sinh phần bài toán có nội dung liên quan đến thực tế
Trong chương trình Toán lớp 12 giáo viên cần lưu ý cho các em học sinh về các bài toán như: Giá trị lớn nhất, nhỏ nhất; lãi suất ngân hàng; tốc độ tăng trưởng; vận tốc, quãng đường; thể tích… vì đây là các bài toán có nội dung gắn liền thực tiễn rất rễ gặp trong bài thi.
Phân tích cho học sinh các sai lầm thường gặp
Các sai lầm thường gặp được thầy Phạm Công Đỉnh lưu ý cụ thể như sau:
Không kiểm tra đề thi, điền thông tin và tô số báo danh, mã đề. Nên làm các việc này ngay sau khi nhận đề thi.
Bấm nhầm máy tính do thiếu dấu ngoặc, nhập kí tự không đúng, không để đúng đơn vị độ, radian…
Phân bố thời gian cho các câu không hợp lý, hay sa đà vào câu khó mà quên rằng các câu có số điểm như nhau và câu dễ nhiều hơn câu khó. Tô nhầm đáp án, tô mờ…