I. Cần chuẩn bị gì trước khi thi tốt nghiệp THPT?
Thứ nhất, là về vấn đề sức khỏe, các em cần lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, nhất là vấn đề giấc ngủ. Thạc sĩ Dạ Thảo – Chuyên viên tâm lý, thạc sĩ giáo dục chia sẻ: “Trong việc ăn uống, các em cần chia ra nhiều bữa nhỏ đa dạng và đầy đủ chất lượng giúp não bộ cũng như cơ thể được cung cấp kịp thời năng lượng. Các em nên hạn chế ăn thức ăn lạ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc có thể gây dị ứng. Về giấc ngủ, thí sinh cần đảm bảo ngủ đúng giờ, đủ giấc, giấc ngủ sâu, tránh thức quá khuya vì rất có hại cho sức khỏe của các em. Chất lượng giấc ngủ ngoài việc giúp cơ thể nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng còn giúp các em được tỉnh táo, minh mẫn hơn khi học và khi làm bài thi”.
Thứ hai, về vấn đề chuẩn bị kiến thức trước khi thi, các em cần sử dụng các phương pháp hệ thống hóa kiến thức, học hiểu nội dung thay vì học thuộc lòng. Các em cần có kế hoạch ôn tập hợp lý cho từng môn học, không học dồn, học lệch, luyện các đề thi trước đó để luyện tập phản xạ, quen thuộc với hình thức, cấu trúc bài thi.
Thạc sĩ Dạ Thảo khuyên: “Trước thi 2 ngày, các em cần lưu ý không nên ôn luyện thêm quá nhiều kiến thức khiến cho việc ôn thi bị quá tải mà cần thư giãn, nghỉ ngơi. Các em có thể giành thời gian gặp gỡ bạn bè, trò truyện với gia đình để giảm áp lực thi cử, tuyệt đối tránh xa các hoạt động mạnh. Khi vào phòng thi, thí sinh nên lưu ý nghe hướng dẫn của giám thị, đọc kỹ đề và phân tích, tận dụng từng bài tập nhỏ từ dễ đến khó, hãy cố gắng làm bài hết sức của mình có thể”.
Mỗi thí sinh chỉ có một vài thế mạnh của bản thân, vì thế, các em cần ý thức được không phải môn nào mình cũng là môn sở trường, không phải kiến thức ở lĩnh vực nào mình cũng có thể thuộc ở hàng “siêu đẳng” để rồi môn nào cũng dồn ép bản thân phải học đều các môn.
Trong thời gian này, các em cần kiểm nghiệm lại bản thân mình, rà soát kiến thức, xem phần kiến thức bản thân còn băn khoăn để tranh thủ hỏi bạn bè, thầy cô để được tư vấn kịp thời. Việc trò chuyện với người khác trong thời gian này cũng là phương pháp hữu hiệu trong việc rèn luyện trí nhớ cũng như cảm xúc trong cuộc sống. Các em cần có sự đầu tư nghiêm túc cho bản thân, tuy nhiên cũng không cần quá cầu toàn, hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp ở tương lai phía trước, tránh suy nghĩ vu vơ và những xáo động không cần thiết.
Ở góc độ khác, thạc sĩ công tác xã hội Trần Minh Hải cho biết: “Các em học sinh nên ôn bài theo một thời khóa biểu thông minh, có giờ học, giờ vui chơi giải trí, thể thao phù hợp…không nên chỉ tập trung quá nhiều vào việc học sẽ tạo tâm lý nhàm chán, căng thẳng”. Về địa điểm học bài, các em nên chọn một nơi yên tĩnh ở nhà như phòng riêng, phòng đọc sách…đề ôn bài tránh bị tiếng ồn hoặc bị người khác chi phối làm mất tập trung. Trong ngày diễn ra kỳ thi, thí sinh nên đến sớm trước 60 phút để tránh bị trễ giờ do những yếu tố khách quan.
II. Quy trình khi đến địa điểm thi của thí sinh và các tình xuống xử lý khi có thí sinh nghi nhiễm Covid-19
* Quy trình khi đến địa điểm thi của thí sinh:
- Tất cả các thí sinh đều phải tiến hành khai báo y tế trực tuyến trước ngày 7/7. Đặc biệt, những thí sinh ở một số địa phương như: TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu…bắt buộc thí sinh phải test nhanh SARS-COV-2.
- Nếu thí sinh có dấu hiệu bất thường (ho, sốt, khó thở…) cần phải báo ngay cho điểm thi và trạm y tế xã/phường/thị trấn nơi cư trú.
- Trước thời gian thi, thí sinh không tiếp xúc với những người ngoài gia đình, không rời khỏi thành phố và chủ động theo dõi sức khỏe, tiến hành đo thân nhiệt hằng ngày.
- Khi đến cổng địa điểm thi, các thí sinh sẽ được lực lượng cảnh sát giao thông, thanh niên tình nguyện hướng dẫn và phân luồng đảm bảo giãn cách.
- Ngay tại cổng điểm thi, thí sinh sát khuẩn tay và được nhân viên y tế tiến hành đo thân nhiệt.
- Thí sinh bắt buộc phải đeo khẩu trang từ nhà đến địa điểm thi và trong suốt quá trình làm bài thi (chỉ cởi khẩu trang ra khi cán bố coi thi kiểm tra đầu giờ).
* Các tình xuống xử lý khi có thí sinh nghi nhiễm Covid-19:
Tình huống 1: Trước khi vào phòng thi:
Khi phát hiện thí sinh có thân nhiệt cao ngay từ cổng địa điểm thi, sẽ lập tức đưa vào phòng y tế kiểm tra. Nếu thí sinh không có yếu tố dịch tễ, không có biểu hiện bất thường, thí sinh hạ nhiệt sẽ được vào phòng làm bài thi.
Tình huống 2. Trong quá trình làm bài thi:
– Nếu thí sinh có nhiệt độ cao: nếu thí sinh có nhiệt độ cao trong thời gian làm bài thi sẽ được đưa vào phòng y tế để nhân viên y tế kiểm tra và cách ly tạm thời. Sau khi nghỉ ngơi, thí sinh có thân nhiệt vẫn ở mức cao hơn bình thường, nhưng không có yếu tố dịch tễ, có thể tiếp tục vào phòng dự thi.
– Nếu thí sinh có biểu hiện sốt, ho, tức ngực: Thí sinh có biểu hiện sốt, ho, tức ngực trong thời gian làm bài thi sẽ được đưa đến phòng cách ly để nhân viên y tế tiến hành thăm khám. Trường hợp thân nhiệt của thí sinh cao hơn quy định, có yếu tố dịch tễ sẽ được Trung tâm Y tế lấy mẫu xét nghiệm PCR của thí sinh, sau đó gọi xe cấp cứu 115 chuyển ra khỏi khu vực thi.
III. Một số lưu ý khi đi thi và kinh nghiệm khi làm bài thi
- Bút bi: Cùng loại cùng màu mực xanh hoặc đen, nên chuẩn bị khoảng 2-3 cây.
- Bút chì loại 2B: Không nên chuốc nhọn, sau khi chuốc thì mài vẹt đầu để tô cho nhanh (công đoạn chuốc và mài chuẩn bị trước ở nhà) chuẩn bị khoảng 3 cây.
- Gôm (cục tẩy): Loại xịn và nên mua cục to cho dễ xoá.
- Máy tính (loại được phép mang vào phòng thi): Có bao nhiêu mang theo bấy nhiêu , nhớ kiểm tra pin, nếu lâu quá chưa thay pin thì mang thay pin (những chỗ thay pin đồng hồ đều có thay pin máy tính), tránh trường hợp vô thi vỗ bôm bốp máy tính.
- Phiếu dự thi (Ngày 6/7 mang Giấy báo dự thi; các ngày thi mang Thẻ dự thi).
- Chứng minh thư.
- Đồng hồ: Nên mang theo đồng hồ để canh giờ.
- 1 chai nước nhỏ đã bóc nhãn: Nên pha nước trà đường mang theo để nhấm nháp , nhấm nháp thôi chứ không uống nhiều để ko phải đi “ngôi nhà nhỏ”.
- Tất cả giấy tờ, bút viết, máy tính ... cho hết vào 1 túi đựng tài liệu (Clear bag). Đề phòng lúc nhốn nháo hoặc khi gặp giang hồ hiểm ác rất dễ bị hack mất đồ.
2. Làm gì khi bị hồi hộp?
- Ngồi thẳng lưng
- Hít thở sâu
- Uống 1 ngụm nước nhỏ
3. Khi nhận được đề
- Kiểm tra đề: Mã đề, số trang, chất lượng in... nếu thấy đề bị thiếu trang, rách, nhòe, mờ, ... thì báo ngay cho CBCT.
- Điền + Tô đúng thông tin trong phiếu trả lời trắc nghiệm.
4. Chiến thuật khi làm bài:
- Đọc kỹ đề trước khi làm và suy nghĩ theo hướng đơn giản nhất.
- Câu dễ làm trước - câu khó làm sau: Mặc dù đề thi đã được sắp xếp từ dễ đến khó nhưng điều này chỉ mang tính chất tương đối.
- Nháp cẩn thận, chia vùng rõ ràng: Nháp xong 1 câu thì cách ra 1 đoạn rồi nháp câu tiếp, giấy nháp được xin thêm nha.
- Vận dụng linh hoạt các phương pháp Suy luận - Loại trừ - Thử ... khi làm bài thi trắc nghiệm.
- Tô đáp án: Làm xong câu nào là tô luôn câu đó. Tránh tình trạng cuối giờ cuống lại 1 câu tô 2 đáp án. Hoặc khi làm ra A nhưng lại tô B do... lộn
- Làm thật cẩn thận từ đầu, làm đến đâu chắc đến đấy, tránh suy nghĩ kiểu làm nhanh lát dò lại.
- Canh thời gian: Còn 05 phút nên xem lại toàn bài. Đối với bài trắc nghiệm thì cần hoàn thành việc chọn và tô đủ tất cả các đáp án trước khi hết giờ làm bài.
5. Cách lụi 10 câu cuối:
Đã lụi là Hên - Xui. Đã Hên - Xui là phải xởi lởi, đừng toan tính, tất cả do ăn ở thôi, người tính ko bằng trời tính nên đã lụi là đáp án nào hiện lên trong đầu đầu tiên là chọn, ko suy nghĩ về nó nữa.
Nhớ đừng để nhàu tờ phiếu trả lời trắc nghiệm và không vẽ bậy lên giấy nháp - đã có quy chế đình chỉ nếu vi phạm!
6. Sau khi thi xong
Đừng mở facebook hay bất kì trang mạng nào để tìm đáp án không phải do BỘ GIÁO DỤC cung cấp để tránh hoang mang. Giữ TINH THẦN cho buổi thi tiếp theo
Quan trọng là phải chuẩn bị cho mình một lượng kiến thức thật đầy đủ, "biết địch biết ta trăm trận trăm thắng" thế nên các bạn hãy trang bị cho mình 1 hành trang thật tốt, ôn luyện các đề trong sách Công phá và Thực chiến nhé!
Thành công hay thất bại của Tuổi Trẻ là phụ thuộc vào sự cố gắng của các bạn.
Chúc tất cả các sĩ tử đều thi tốt!