Theo ông Khôi, do khối lượng kiến thức cần ôn tập khá nhiều, nên để việc ôn thi hiệu quả, học sinh cần hệ thống hóa kiến thức để nắm chắc vấn đề. Cụ thể, những tác phẩm văn học nên sắp xếp như sau:
Đặc điểm
Tác phẩm
|
Tác giả
|
Loại thể
|
Xuất xứ - Thời điểm sáng tác
|
Những nội dung chính
|
Đặc sắc
nghệ thuật
|
…
|
|
|
|
|
|
Tương tự, học sinh cũng nên thực hiện việc này với các nội dung liên quan đến đọc hiểu văn bản (phong cách chức năng ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, biện pháp tu từ…), ví dụ như:
Yếu tố
Phong cách
|
Phạm vi
|
Đặc điểm
|
Nhận biết
|
…
|
…
|
…
|
…
|
Yếu tố
Biện pháp
|
Đặc điểm
|
Tác dụng
|
…
|
…
|
…
|
Lưu ý về kỹ năng:
Phần đọc hiểu văn bản: Đề minh họa của Bộ cho thấy nội dung kiểm tra chỉ còn một văn bản và bốncâu hỏi thành phần được phân bố theo ba cấp độ: nhận biết (nhận diện thể loại, phương thức biểu đạt/phong cách ngôn ngữ của văn bản; chỉ ra chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu từ,... nổi bật trong văn bản), thông hiểu (xác định được nội dung chính của văn bản; hiểu được quan điểm, tình cảm, thái độ của tác giả; hiểu được hiệu quả biểu đạt, tác dụng của việc sử dụng từ ngữ, chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu từ,... trong văn bản, một số nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản) và vận dụng thấp (rút ra thông điệp, bài học nhận thức từ văn bản; đánh giá được quan điểm, tình cảm, thái độ của tác giả cũng như nhận xét về đặc sắc nghệ thuật và nội dung của văn bản).
Do vậy, ngoài việc cần nắm rõ và nhận biết tốt các phong cách chức năng ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, thao tác lập luận…, thí sinh cần bám sát văn bản để xác định được nội dung chính (bằng hai câu hỏi: nói về điều gì? nói nhằm mục đích, với thái độ, tình cảm gì?) cũng như giá trị của những yếu tố nghệ thuật và nội dung của văn bản.
Phần nghị luận xã hội: Với số điểm giảm đi (chỉ còn 2 điểm) và yêu cầu viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của cá nhân về một quan điểm/ý kiến/vấn đề được trích dẫn (hoặc được gợi ra) từ văn bản đọc hiểu ở phần trên, đây chính là phần có nhiều thay đổi nhất với mục đích cụ thể hóa cho cấp độ vận dụng cao trong đề thi. Mặc dù yêu cầu viết thành đoạn nhưng các em nên cấu trúc theo bố cục chặt chẽ (nêu vấn đề - bàn luận vấn đề - bài học nhận thức, hành động) với trình tự diễn đạt tổng - phân - hợp. Những dẫn chứng đưa vào đoạn nghị luận xã hội cũng phải được chọn lọc, cân nhắc kỹ sao cho ngắn gọn, hợp lý, hiệu quả nhất.
Phần nghị luận văn học: Đây là phần đặc biệt được coi trọng khi chiếm đến 50% tổng điểm. Căn cứ vào đề minh họa cũng như đề thi trong những năm gần đây cho thấy kiểu đề yêu cầu bình luận ý kiến văn học hoặc phân tích để làm rõ/chứng minh những vấn đề liên quan đến tác phẩm đang được quan tâm. Vì thế bên cạnh kiến thức trọng tâm, những điểm đặc sắc riêng cần nắm vững của mỗi đơn vị bài, thí sinh cần chú ý đến những vấn đề khái quát. Đó là những nét tương đồng về nội dung hoặc nghệ thuật có thể gắn kết nhóm tác phẩm với nhau để so sánh/bình luận. Đồng thời thí sinh cũng cần thuộc dẫn chứng để có thể trích dẫn đầy đủ, chính xác khi phân tích.