Lập trình viên là công việc đòi hỏi kết hợp năng lực kỹ thuật và kỹ năng hợp tác.
Nếu bạn có thiên hướng giải quyết các câu đố và các vấn đề đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ; nếu bạn có khiếu âm nhạc, thích làm việc với mọi người và có động lực mạnh mẽ, nếu người thân thường tìm bạn để hỏi về việc đăng ký một tiện ích mới được phát hành, tức là bạn có những đặc điểm của một lập trình viên phần mềm (software developer).
Công việc của lập trình viên
Ứng dụng yêu thích trên điện thoại, trò chơi máy tính, chương trình quản lý ngân sách và theo dõi chi tiêu cá nhân… đã quá quen thuộc trong cuộc sống. Chúng được tạo ra bởi các lập trình viên.
Lập trình viên là người lao động trí óc để tạo ra các chương trình máy tính. Trong khi một lập trình viên có thể tập trung vào một chương trình hoặc ứng dụng cụ thể thì những người khác lại tạo ra các mạng khổng lồ hoặc hệ thống cơ bản, giúp kích hoạt và chạy các chương trình khác.
Nhiệm vụ của một lập trình viên
Phần lớn các chương trình phần mềm được tạo ra thông qua việc lập trình (code), và các lập trình viên giám sát điều đó. Tùy thuộc vào công ty nơi họ làm việc, lập trình viên sẽ phân tích nhu cầu của người dùng, rồi tạo, kiểm tra và phát triển phần mềm.
Sau khi vạch ra thiết kế, tạo sơ đồ và soạn thảo từng bước của quy trình, các nhà phát triển phần mềm sẽ hướng dẫn viết mã cho chương trình.
Một số nhiệm vụ khác của một lập trình viên là lập bản đồ phần mềm để ghi lại các nâng cấp và cải tiến trong tương lai, kiểm tra phần mềm và cộng tác với các chuyên gia máy tính khác để đảm bảo phần mềm hoàn thiện và hoạt động đúng.
Những kỹ năng cần thiết
Kiến thức mà lập trình viên cần học là các môn chuyên ngành Công nghệ thông tin gồm: khoa học máy tính, công nghệ thông tin, phát triển phần mềm, kỹ thuật phần mềm, toán học, hệ thống thông tin. Điều quan trọng đối với các lập trình viên phần mềm là có sự kết hợp giữa năng lực kỹ thuật và kỹ năng con người.
Giải quyết vấn đề
Toàn bộ vấn đề trong phát triển phần mềm là tạo ra các chương trình giải quyết vấn đề của người dùng. Nếu bạn là người không nản lòng khi nhìn vào một vấn đề và tìm ra cách tốt nhất để tiếp cận nó, bạn phù hợp với công việc này.
Kỹ năng hợp tác
Trái ngược với những nhầm tưởng về công việc cô độc bên máy tính, các lập trình viên dành nhiều thời gian hợp tác với nhau để tạo ra sản phẩm cho người dùng. Giao tiếp, đồng cảm và khả năng làm việc nhóm là điều bắt buộc.
Giải đố và tư duy chiến lược
Nếu bạn là người thích giải quyết vấn đề bằng cách nhìn vào bức tranh lớn cũng như các bước nhỏ hơn trên đường đi, hoặc bạn có thể tìm ra con đường nhanh nhất từ điểm A đến điểm B, thế giới phát triển phần mềm sẽ chào đón bạn.
Tự tạo động lực
Tạo phần mềm là công việc phức tạp, vì vậy nó khiến bạn dễ bị sa lầy và chán nản khi thử nghiệm không thành công. Duy trì sự lạc quan trong khi liên tục giải quyết hết thử thách này tới thử thách khác là kỹ năng quan trọng của nghề này.
Nơi làm việc của các lập trình viên
Môi trường mà bạn sẽ làm việc tùy thuộc vào loại sản phẩm bạn tạo ra. Nhìn chung, lập trình viên làm việc cho các tổ chức cung cấp các dịch vụ sau: thiết kế hệ thống máy tính và các dịch vụ liên quan; nhà sản xuất phần mềm; sản xuất máy tính và sản phẩm điện tử; quản lý công ty và doanh nghiệp
Tương lai của nghề lập trình
Ngày nay, phần lớn các công ty đều có nhu cầu nhất định với các lập trình viên. Báo cáo, thống kê về nghề nghiệp trên toàn cầu đều khẳng định sự tăng trưởng cao cả về việc làm và thu nhập của nghề lập trình.
Nếu có những phẩm chất trên, bạn có thể thử sức với nghề lập trình viên từ hôm nay.