Tại hội thảo, Th.S Lê Thị Ngọc Lan đã trình bày những nét khái quát về tổ chức một tiết học sử dụng các bài tập và câu hỏi để phát triển tư duy HS; tổ chức hoạt động nhóm để mỗi HS phát triển tư duy riêng, cùng thảo luận những vấn đề cô giáo nêu ra và tìm được đáp án đúng cho những câu hỏi và bài tập. Trong tiến trình tổ chức dạy học, cô giáo đã tổ chức cho HS các hoạt động như:
Xây dựng khái niệm QX sinh vật: GV chiếu hình ảnh 1 ao hồ và hình ảnh 1 số QX sinh vật. Yêu cầu HS báo cáo bài tập đã chuẩn bị. Bài tập 1: Quan sát tranh trên màn hình, hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi sau:
a/ Hãy tìm các tập hợp có những đặc điểm chung với tập hợp sinh vật ở rừng U Minh Hạ?
b/ Nêu những điểm chung của các tập hợp sinh vật đó?
c/ Dấu hiệu cơ bản để phân biệt QX và quần thể?
HS: 1 nhóm HS báo cáo. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV: Chốt lại kiến thức và đưa ra đáp án.
Tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của QX: Bài tập 2: 1. Thầy Hòa muốn trồng những cây sau ở vườn trường: cam, bưởi, bầu, bí, chuối, dừa, cau, rau thơm, lá lốt. Bằng kiến thức sinh thái đã học con hãy tư vấn cho thầy Hòa nên trồng các cây trên theo thứ tự như thế nào? 2. Ao nuôi cá thường phân thành mấy tầng? Dựa vào sự phân tầng của ao, người ta có thể nuôi ghép các loài cá như thế nào? HS: 1 nhóm HS báo cáo. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV: Chốt lại kiến thức và đưa ra đáp án.
Tìm hiểu quan hệ giữa các loài trong QX: Bài tập 3: Nghiên cứu bảng 40 SGK trang 177- 178. 1. Hãy xác định mối quan hệ giữa các loài trong các ví dụ sau? 2. Sự gắn bó chặt chẽ giữa các loài trong QX được biểu hiện trong quá trình nào? bằng các mối quan hệ nào? HS nghiên cứu bảng 40, hoạt động nhóm trả lời câu hỏi. HS: 1 nhóm HS báo cáo. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV: Chốt lại kiến thức và đưa ra đáp án.
Bài tập 4 cho tập hợp các quần thể: Cây bụi, cây gỗ, cọ, châu chấu, chuột, thỏ, mèo, thằn lằn, rắn, đại bàng. Yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành bài tập: a Chúng có phải là QX sinh vật không? b. Để chúng là một QX sinh vật thì cần những điều kiện gì? c. Vì sao nói tất cả các mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật trong QX đều có lợi cho sự tồn tại và phát triển của QX?
Xây dựng khái niệm diễn thế sinh thái: GV chiếu hình yêu cầu HS quan sát - trả lời các câu hỏi sau: a- QX sinh vật được biến đổi qua mấy giai đoạn chính? b.Trong diễn thế sinh thái hệ sinh vật nào có vai trò quan trọng nhất trong quá trình hình thành một QX mới? Tại sao? c- Diễn thế sinh thái là gì? Tác dụng diễn thế?
Tìm hiểu nguyên nhân của diễn thế sinh thái: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK phần 3 trang 183-184 trả lời các câu hỏi sau:a- Có mấy loại nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái? nguyên nhân nào có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, nhanh nhất? b- Hoạt động của con người có phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái không? c- Vì sao diễn thế sinh thái - một sự biến đổi của QX hay của sinh cảnh, có thể vừa là nguyên nhân vừa là kết quả? Yêu cầu HS nghiên cứu mục II SGK trang 182 – 183, kết hợp quan sát sơ đồ hoàn thành.
Bài tập 5: a. Phân biệt diễn thế nguyên sinh, thứ sinh (diễn biến, nguyên nhân, khái niệm. Cho ví dụ). b. Diễn thế sinh thái đã biểu hiện đặc điểm nào của tổ chức sống? HS: 1 nhóm HS báo cáo. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV: Chốt lại kiến thức và đưa ra đáp án. HS: 2 nhóm HS báo cáo tranh ảnh sưu tầm dẫn chứng về tác động tích cực, tiêu cực của con người tới QX. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. Trả lời các câu hỏi sau: Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái; ý nghĩa thực tiễn của việc nắm vững các qui luật diễn thế sinh thái GV: Chốt lại kiến thức và đưa ra đáp án.
Củng cố: Trả lời các câu hỏi: 1. Chứng minh QX là một tổ chức sống. 2. Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể coi là hành động “tự đào huyệt chôn mình” của diễn thế được hay không? Tại sao? 3. Chọn các câu trả lời đúng: 1.Nhóm sinh vật đầu tiên đến sống ở môi trường trống, mở đầu cho một diễn thế nguyên sinh được gọi là: A- QX nguyên sinh. B- QX tiên phong. C- QX mở đầu. D- QX sinh vật. 2. Xu hướng chung của diễn thế nguyên sinh là: A- từ QX già đến QX trẻ; B- từ QX trẻ đến QX già; C- từ chưa có đến có QX; D- tùy giai đoạn mà là A hoặc B. 3. Biện pháp bảo vệ và phát triển rừng hiện nay. A- không khai thác. B- trồng nhiều hơn khai thác. C- cải tạo rừng. D- trồng và khai thác theo kế hoạch. Bài tập về nhà: 1. Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Sinh học 12 trang 180. 2. Tìm thêm dẫn chứng về tác động tích cực trong việc tham gia điều khiển diễn thế, cải tạo và bảo vệ các QXSV theo hướng có lợi. 3. Hiện nay QX ở môi trường nước đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt do khai thác không hợp lý. Hãy kể tên một số hình thức khai thác dẫn tới nguy cơ nguồn lợi thủy sản bị cạn kiệt. Đề xuất biện pháp khắc phục.
Sau khi học tiết học do cô giáo Lê Thị Ngọc Lan giảng, HS Trần Hương Giang - lớp 12 chuyên Toán viết: Các thông tin kiến thức của bài được liên kết một cách chặt chẽ, sâu sắc có hệ thống, tính ứng dụng vào thực tế cao. Từ đó cảnh tỉnh cho con người về tác hại của việc tàn phá thiên nhiên, khai thác cạn kiệt tài nguyên để đề cao tính tự giác của con người trong việc bảo vệ giữ gìn cân bằng sinh thái.