Giảng viên, giáo viên có thể ứng dụng hội thoại trong giảng dạy tiếng Anh nhằm nâng cao hiệu quả bài học.
Ảnh minh họa/internet
Qua những nội dung được đề cập trong bài viết, ta hiểu rằng trong bất cứ một bài hội thoại nào được ứng dụng giảng dạy, giáo viên cũng cần phải tìm được ý chính của bài. Có thể đôi khi sẽ rất khó để “tìm cây trong rừng”, bởi nó chứa đựng quá nhiều ý. Tuy nhiên, dù nó mang chủ đề gì, thì câu hỏi đầu tiên ta có thể hỏi, đó là What is the main idea or point of this.
Dùng trực quan (Using visuals): Dùng tranh hoặc đồ vật thật để giới thiệu các nhân vật và ngữ cảnh của bài hội thoại; dùng tranh và đặt câu hỏi cho học sinh dựa vào tranh để trả lời; dùng đồ dùng trực quan như tranh vẽ hoặc đồ vật thật, cùng học sinh xây dựng bài hội thoại; dùng đồ vật thật, giới thiệu nhân vật và ngữ cảnh của bài hội thoại bằng cách đưa ra từ gợi ý và câu hỏi.
Dùng bài hội thoại mẫu qua băng cát - xét, đĩa CD hoặc handouts
Luyện tập (Practice). Để giúp học sinh hiểu và luyện tập bài hội thoại, có thể sử dụng các loại hoạt động sau đây: Đặt câu hỏi và câu trả lời (questions and answers); bài tập đúng sai (True/False statements); bài tập lựa chọn (Multiple choice); điền từ thích hợp vào chỗ trống (Gap - filling); dùng từ, nhóm từ gợi ý để xây dựng bài hội thoại tương tự (Substitutions- controlled practice) và bài hội thoại mở rộng (Substitutions- free practice); sắp xếp câu hỏi và câu trả lời cho phù hợp (Matching questions and answers); dựa vào cấu trúc của bài hội thoại mẫu, xây dựng một bài hội thoại theo tình huống (Situation - based role play); kể lại nội dung bài hội thoại (theo hình thức độc thoại hoặc đối thoại - Retelling).
Tiến hành dạy một bài hội thoại. Thông thường theo ba bước: Giới thiệu, luyện tập và sản sinh lời nói:
Các bước
|
Nội dung
|
Mục đích
|
Các hoạt động
|
Bước 1
|
Giới thiệu
(Presentation)
|
- Lôi cuốn sự hứng thú của học sinh
- Tạo ra nhu cầu muốn giao tiếp cho sinh viên
- Khuyến khích học sinh suy nghĩ về chủ đề/điểm mà họ sẽ học.
|
- Giới thiệu chủ điểm của bài hội thoại, giới thiệu ngữ cảnh nhân vật.
- Đưa ra câu hỏi gợi ý.
- Giới thiệu từ mới.
|
Bước 2
|
Luyện tập thực hành
(Practice)
|
Giúp cho học sinh:
- Hiểu nội dung bài hội thoại.
- Nắm được các lời đối thoại của các nhân vật.
- Biết vận dụng cấu trúc trong bài hội thoại mẫu để xây dựng những bài hội thoại tương tự theo sự hướng dẫn của giáo viên
|
Thực hiện các bài tập luyện nói thông qua:
- Luyện tập có sự hướng dẫn của giáo viên.
- Luyện tập tự do
|
Bước 3
|
Sản sinh lời nói
(Production)
|
Giúp học sinh phát triển khả năng giao tiiếp
|
- Thực hiện các bài tập.
- Luyện nói thông qua luyện tập tự do và liên hệ với thực tế.
-Vận dụng các kiến thức đã học, kĩ năng và kinh nghiệm sẵn có để hình thành nên các bài hội thoại mới
|
Mỗi một bài hội thoại có phương pháp dạy khác nhau. Điều quan trọng là làm sao tạo được sự hứng thú cao cho học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới và phát triển khả năng ngôn ngữ tiếng Anh cũng như kĩ năng giao tiếp một cách linh hoạt và hiệu quả.
Đánh giá và phản hồi. Cần có những đánh giá và phản hồi nghiêm túc về những ý kiến, hành động và kết quả của bài học/ hội thoại.
Các bài hội thoại nói riêng và các bài học nói chung được đánh giá là hiệu quả khi nó có sự sáng tạo và nó khơi gợi được những suy nghĩ sáng tạo của người học. Vì vậy việc dạy hội thoại giúp người học không chỉ học được kiến thức mà còn học và luyện tập được thói quen của sự sáng tạo.
Đánh giá về việc thực hành hội thoại dựa trên sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề của người học có thể căn cứ vào các điểm sau: cùng nhau giải quyết khó khăn (solving a challenge together), nghĩ ra từ (invent a word), phát sinh ý tưởng (brainstorm ideas), tìm ra cách sử dụng (find a use), thấy được quan điểm của người khác (see other viewpoints), có khả năng cải thiện (improve it), cân nhắc xem những gì là tốt nhất (consider what’s best) và thảo luận về sự sáng tạo (discuss creativity).
Bài viết được biên tập, lược ghi từ tham luận "Hội thoại và ứng dụng hội thoại trong giờ dạy tiếng Anh ở trường phổ thông khu vực miền núi" của ThS. Trần Anh Quyền - Phó trưởng Khoa Ngoại ngữ và ThS. Phạm Thanh Mai - Giảng viên Khoa Ngoại ngữ (Trường CĐSP Lạng Sơn), tại Hội thảo "Tập huấn nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh giáo dục trung học vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ".