Hoàn thành vào tháng 9 năm 2016, kính thiên văn Pingtang của Trung Quốc hiện là kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới với đường kính 500m và có thể chụp được tín hiệu cách trái đất 1000 năm ánh sáng.
Nanhui New City, một thành phố Trung Quốc được lên kế hoạch để hoàn thành vào năm 2020 với dân số khoảng 1 triệu người. Các quan chức hi vọng 450.000 người sẽ di chuyển trong diện tích 277 km vuông và khoảng 10 triệu du khách sẽ đến đây mỗi năm.
Sau 17 năm xây dựng, đường hầm Gotthard khánh thành ở Thụy Sỹ vào ngày 1/6/2016. Với chiều dài 56 km, đây được xem là đường hầm xe lửa dài nhất và sâu nhất thế giới, giúp giảm thiểu thời gian cho khách du lịch khi đi qua dãi núi Alps.
Kênh đào Panama mở rộng đã được khánh thành vào đầu tháng 6, tức là 102 năm sau khi nó được mở cửa lần đầu tiên. Phải mất 5,4 tỷ USD và 40.000 công nhân để tăng gấp ba lần công suất của hệ thống kênh đào nổi tiếng này.
Vào năm 2026, một tòa nhà chọc trời ở Iraq với tên gọi "The Bride" sẽ được đưa vào sử dụng với các tấm pin năng lượng mặt trời đủ sức cung cấp điện năng cho tất cả dân cư tại đây. Nó cao 1.151 mét bao gồm công viên, văn phòng, nhà hàng…
Hoàn thành vào năm 2011, chiếc cầu bắc qua vịnh Jiaozhou của thành phố Thanh Đảo (tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) được xem là chiếc cầu vượt biển dài nhất thế giới với chiều dài 41.8 km (tương đương chiều dài một chặng đua marathon).
Vào năm 2015, đập thủy điện Itaipu Dam ở biên giới của Brazil và Paraguay đã tạo ra được 89.5 Twh. Nó cung cấp 75% tổng năng lượng của Paraguay và gần 20% của Brazil.
Dự án Crossrail của London - một nâng cấp lớn cho hệ thống ngầm hiện tại - là dự án xây dựng lớn nhất từng được thực hiện ở châu Âu. Nó bao gồm 10 tuyến đường sắt mới và kết nối 30 trạm hiện có thông qua các đường hầm hoàn toàn mới. Nó sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2017 và sẽ hoàn thành vào năm 2020.
Được khai trương tại Nam Phi vào năm 2014, trang trại năng lượng mặt trời Jasper sản xuất khoảng 180.000 megawatt giờ mỗi năm, có khả năng cung cấp năng lượng cho 80.000 gia đình. Đây là dự án năng lượng mặt trời lớn nhất trên lục địa này.
Đường ray tàu điện ngầm Hyderabad là hệ thống tàu điện dài 74 km, được xây dựng để đưa công nghệ quản lý tàu dựa trên hệ thống liên lạc tới Ấn Độ. Dự án này dự kiến sẽ được hoàn thiện vào năm 2017.
Dự án cầu cảng Hồng Kông-Chu Hải-Macau sẽ nối liền ba thành phố ở đồng bằng sông Pearl của Trung Quốc - tạo ra một thành phố lớn với 42 triệu người - khi hoàn thành vào năm 2017.
Khu mua sắm Mall of the World ở Dubai sẽ là một cấu trúc vòm khổng lồ lớn gấp chín lần so với Mall of America. Khi mở cửa vào năm 2029, tòa nhà này sẽ là một công trình gồm hàng nghìn phòng khách sạn được kiểm soát nhiệt độ và có tuyến trung chuyển riêng.
Công ty mẹ của Google, Alphabet Inc., đang phát triển kế hoạch tạo ra "Thành phố thông minh" - các khu vực được tái phát triển với khả năng truy cập Internet hoàn toàn, sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ tự động hóa mới nhất trên toàn nước Mỹ.
Tuyến tàu điện ngầm Riyadh mới trị giá 23,5 tỷ USD của Saudi Arabia sẽ sở hữu một nhà ga do Zaha Hadid thiết kế với đường ray dài 175 km. Dự kiến tuyến đường hoành tráng này sẽ được khánh thành vào năm 2019.
Songdo là một thành phố được người Hàn Quốc gọi là "thành phố thông minh" nằm trên một vùng đất có diện tích 6,1 km vuông. Hoàn thành vào năm 2015, Songdo phủ sóng internet gần như toàn bộ diện tích cho khoảng 67.000 cư dân.
Đầu tháng 7, Trung Quốc và Nigeria đã ký hợp đồng trị giá 11 tỷ USD để xây dựng đường sắt ven biển Lagos-Calabar. Tuyến đường này có tổng chiều dài hơn 1400 km và dự kiến sẽ mở cửa vào năm 2018.
Dự án Vận chuyển nước Nam-Bắc là một nỗ lực đang được Trung Quốc tiến hành nhằm chuyển gần 45 tỷ m3 nước từ sông Trường Giang tới các vùng kém màu mỡ hơn ở phía Bắc nước này. Chỉ riêng hoạt động di dân của dự án đã tiêu tốn đến 79 tỷ USD tính đến thời điểm này.
Vào tháng 7 năm 2016, Na Uy công bố kế hoạch chi 25 tỷ USD cho một đường hầm ngầm dưới sông Sognefjord, một vịnh hẹp sâu hơn 1200 m và rộng hơn 900 m. Đây là đường hầm đầu tiên trên thế giới được thiết kế như thế này.
Dự án xây dựng đô thị 20 năm Urban Renewal của Thổ Nhĩ Kỳ - một kế hoạch dài hơi để phá hủy khoảng 7 triệu tòa nhà và xây dựng lại với các thiết kế chống động đất. Nó khởi công vào năm 2012 và ước tính tổng chi phí khoảng 400 tỷ USD.