Vì các bé còn nhỏ, khả năng chịu đựng áp lực khá hạn chế, chính vì vậy phương pháp giáo dục phù hợp là để các bé vừa học vừa chơi. Cha mẹ hãy thử áp dụng 27 trò chơi siêu đơn giản dưới đây để kích thích trí thông minh của bé phát triển mỗi ngày nhé!
- Làm bé bất ngờ.
Hãy làm bé vui bằng cách thơm vào má, vào tay hoặc thổi vào rốn bé. Hãy tạo ra những tiếng “bẹp bẹp” và nhìn bé phản ứng thích thú.
- Chơi trò đoán đồ vật.
Lấy 3 chiếc cốc bằng nhựa, và giấu một trong những món đồ chơi nhỏ của bé dưới một trong số đó. Thay đổi vị trí các cốc rồi để bé đoán.
- Chơi ú tim.
Trò chơi trốn tìm của bạn không chỉ có tác dụng khiến bé bật cười đâu. Bé còn học được một điều rằng có những vật có thể biến mất đi một lúc rồi lại xuất hiện ra.
- Hãy nhặt đồ lên.
Mặc dù có vẻ như bé thường xuyên làm rơi đồ từ trên ghế ngồi của mình xuống đất, và điều này làm cho bạn thấy khó chịu, nhưng cứ nhặt đi. Bé sẽ học được và kiểm chứng được luật hấp dẫn. Đưa cho bé một số quả bóng hoặc đồ vật nhỏ, để một cái rổ bên dưới đất, và hãy để bé ném nào.
- Rút một hoặt hai tờ giấy ăn.
Nếu bé thích rút khăn giấy ra từ hộp, hãy để bé chơi. Một lúc sau, bạn sẽ để ý thấy là bé có thể vò nát giấy rồi lại gỡ giấy ra. Hãy giấu mấy đồ chơi be bé bên dưới tờ giấy, và chờ đợi bé tìm ra chúng.
- Chạm và cảm nhận.
Hãy chuẩn bị thật nhiều loại vải khác nhau: Vải lụa, vải lông cừu, vải đũi… Nhẹ nhàng lấy vải xoa lên má, chân, bụng giúp bé cảm nhận từng loại vải đem lại cảm giác như thế nào.
- Tự cảm nhận.
Bế bé và đi xung quanh nhà, để bé chạm tay vào cửa sổ lạnh, một vài bộ quần áo mềm, một chiếc lá hoặc những vật an toàn với bé, nhớ đọc tên vật thể khi bạn chạm tay vào.
- Hãy để bé chơi với đồ ăn.
Khi bé đã sẵn sàng, hãy cung cấp những bữa ăn đa dạng: có thể bao gồm đậu nấu nhuyễn, ngũ cốc, pasta, dưa đỏ… Bé sẽ học được cách cầm thức ăn và phát triển được giác quan.
- Dạy bé học chữ.
Lựa chọn mỗi tuần để học một chữ trong bảng chữ cái. Ví dụ, hãy đọc cuốn sách bắt đầu bằng chữ A, ăn thức ăn có chữ A, cắt đồ ăn theo hình chữ A, và viết chữ A lên phía bên tường bằng phấn.
- Đếm mọi thứ.
Hãy đếm xem bao nhiêu hình khối mà bé có thể xếp, hoặc số bậc cầu thang ở trong nhà, hoặc đơn giản là ngón tay và ngón chân của bé. Hãy tạo một thói quen đếm số thật to, bé sẽ sớm tham gia cùng bạn.
- Đọc sách.
Một lần nữa, các nhà khoa học tìm ra rằng, đứa bé từ 8 tháng tuổi trở lên có thể hiểu được nội dung câu chuyện khi được nghe 2 đến 3 lần liên tiếp. Điều này sẽ giúp bé cải thiện khả năng ngôn ngữ.
- Kể chuyện cổ tích.
Chọn câu chuyện mà bé yêu thích nhất, hãy thay đổi tên nhân vật chính thành tên bé để tăng độ thích thú.
- Vào thư viện.
Hãy dùng lợi thế khổng lồ của những hàng sách dài ở đây cùng với sự hấp dẫn của những câu chuyện, những hình nộm để dạy bé.
- Làm album gia đình.
Bao gồm những bức ảnh của họ hàng gần và xa, hãy lật qua lật lại chúng, cho bé xem, dạy bé nhớ thường xuyên để tạo thói quen ghi nhớ cho bé. Khi bà hoặc ông gọi điện tới, hãy cho bé xem ảnh trong khi đang nghe điện.
- Tạo một cuốn sách thú.
Lần đi chơi tiếp theo, hãy chụp ảnh những con vật yêu thích để cho vào 1 album. Sau đó, hãy đọc tên từng loại lên, chỉ ra những loài gần họ hoặc thêm vào những tiếng động, những câu chuyện về loài thú đó cho thêm sinh động.
- Cho bé xem lại hình ảnh của chính mình.
Hãy cùng nhau xem những thước phim của những ngày bé tắm lần đầu, những ngày bé tập lẫy, những thời khắc bé chơi cùng ông bà. Hãy cùng kể chuyện để bé phát triển cả ngôn ngữ và khả năng ghi nhớ.
- Tạo một trò chơi ghi nhớ.
Chụp những bức cận cảnh của những người quan trọng trong đời bé, in ra làm hai bản, vậy là bạn đã có một cặp ảnh giống hệt nhau để sẵn sàng cho trò chơi. Hãy đặt chúng nằm ngửa trên bàn và giúp bé tìm những cặp giống nhau. Khi bé càng lớn hơn, bạn có thể điều chỉnh trò chơi này bằng cách úp các mặt ảnh xuống.
- Tận dụng thời gian kể chuyện.
Hãy chỉ ra từng điểm chi tiết nhỏ trong bức tranh và hỏi bé những câu hỏi, từ việc suy luận (“Đố con biết tại sao…?) cho đến những vấn đề cụ thể (Con đã nhìn thấy một chú chó trắng bao giờ chưa?)
- Chơi đùa trong mưa.
Nhảy vào vũng nước. Ngồi trên cỏ ướt cùng nhau. Đó là một cách chơi vô cùng thú vị dù có hơi bẩn một chút. Dù sao, đó là cách để dạy bé về ướt/khô.
- Để bé làm ông chủ (đôi lúc).
Xây dựng sự tự tin cho bé bằng cách cho bé lựa chọn giữa 2 đồ vật mỗi khi có thể: Hai chiếc bát khác màu khi tới giờ ăn chẳng hạn. Bé sẽ học được rằng quyết định của mình có sự ảnh hưởng, và có thể học cách ghi nhớ màu sắc luôn.
- Mặc đồ.
Hãy để bé chơi với quần áo cũ của bố. Tìm một vài chiếc mũ len, khăn choàng hoặc găng tay. Mặc đồ vào và chơi trò giả danh để xem bé có thể tưởng tượng đến đâu.
- Chơi lại đồ chơi lần nữa đi.
Tiếp tục lôi ra chiếc hộp cũ có chứa những đồ chơi xưa cũ mà bé hay chơi ngày xưa. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên với những cách mới mẻ mà bé chơi với chúng.
- Hỏi bé về cảm xúc.
Nựng bé trong thời gian chuẩn bị đi ngủ, và hỏi bé rằng hôm nay bé vui hay bé buồn, bé tức giận hay bé tự hào. Bạn sẽ giúp bé học cách nhận thức về ngày, nhận thức về thời gian, và nhận thức được cảm xúc của chính mình. Hoạt động này nên duy trì đến lúc trẻ sẵn sàng vào đại học.
- Săn côn trùng.
Hãy chọn những loài côn trùng vô hại trong sách hoặc tạp chí (như bọ dừa, dế, bướm) và cùng bé ra công viên để tìm ra chúng.
- Đeo kính mắt có màu.
Chọn một màu kính mà bé yêu thích. Sau đó, hãy bảo bé chọn màu kính cho bạn để đeo giống như bé.
- Để bé làm việc.
Những đứa trẻ nhỏ có thể giúp mẹ gấp đồ hoặc chí ít cũng là phân loại theo màu tối và màu sáng. Thậm chí, bé còn có thể nhận ra và lấy quần áo của chính mình.
- Học về lượng.
Mua một số chiếc cốc hoặc ca có kích cỡ khác nhau làm bằng nhựa. Khi tắm, hãy để bé thử đổ nước từ cốc này sang cốc khác. Có khi bé sẽ đổ thừa, có khi sẽ đổ quá ít. Hãy giúp bé nhận ra cốc nào to hơn và cốc nào bé hơn.