Mối quan hệ với bạn bè vẫn đóng vai trò quan trọng, tuy vậy teen sẽ có thêm những mối quan tâm khác để teen nhận thức rõ ràng hơn về việc mình là ai.
Đây cũng là giai đoạn quan trọng quan trọng để chuẩn bị cho teen tinh thần độc lập và tinh thần trách nhiệm, trẻ bắt đầu làm việc và nhiều trẻ sẽ tách ra ở riêng sau khi tốt nghiệp trung học.
Phần lớn các bậc phụ huynh đều cảm thấy căng thẳng khi con mình bước vào tuổi vị thành niên. Giai đoạn này thậm chí còn vất vả hơn khi phải nuôi con nhỏ.
Một số phụ huynh cho rằng việc áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt là đúng đắn trong khi những người khác lại cho rằng điều đó chỉ làm cho trẻ thêm bướng bỉnh mà thôi.
Hãy trò chuyện để giúp trẻ hiểu được vấn đề
Hãy biến những vấn đề xảy ra trong quá trình phát triển của trẻ ở độ tuổi teen thành cơ hội để dạy cho con biết cách đưa ra quyết định đúng. Đây chính là tiền đề để trẻ trở thành một người quyết đoán trong tương lai.
Cách duy nhất giúp bạn làm được điều đó là đối xử với trẻ như một người trưởng thành. Đó là lý do tại sao bạn không nên áp dụng những phương pháp dạy con cũ kỹ như là thuyết giảng với trẻ. Bên cạnh đó, hãy chia sẻ với những người cũng đang nuôi dạy con ở độ tuổi như bạn. Và đừng bao giờ để con bạn có cảm giác ngột ngạt vì sự che chở quá mức của bố mẹ chúng.
Quan sát các biểu hiện của trẻ
Đừng bao giờ bỏ qua bất kỳ biểu hiện lạ nào của trẻ nếu không có thể bạn sẽ phải giải quyết vô số rắc rối về sau. Hãy để ý những biểu hiện như đi ngủ muộn hay bỏ học của con. Trò chuyện với con một cách ôn hòa và tránh những phản ứng thái quá. Nếu không trẻ sẽ cảm thấy bị xúc phạm và có thái độ thù địch hơn.
Khuyến khích trẻ giữ gìn cơ thể khỏe mạnh
Khuyến khích teen ngủ đủ và tập thể dục, ăn uống lành mạnh, cân bằng. Bạn cần đảm bảo con bạn tập thể dụng tối thiểu mỗi ngày tập thể dục 1 giờ.
Không để ti vi trong phòng ngủ của teen
Khuyến khích teen cùng ăn các bữa cơm gia đình. Cùng nhau ăn bữa tối sẽ giúp teen biết cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh, khỏe mạnh và giúp các thành viên trong gia đình có thời gian trò chuyện với nhau. Hơn nữa, trẻ ăn cơm cùng gia đình thường có thành tích học tập tốt hơn, ít sử dụng các chất ngây nghiện, không đánh nhau, và thường không gặp các vấn đề khác.