1. Đi ngủ sớm hơn và dậy sớm hơn
Chúng ta đều biết giấc ngủ quan trọng như thế nào. Đi ngủ sớm hơn và thức dậy sớm hơn có thể giúp bạn bắt đầu một ngày đúng lúc. Nếu buổi sáng của bạn hỗn loạn, thì rất có thể phần còn lại trong ngày của bạn cũng sẽ đi theo vết xe đó.
Để ngăn ngừa điều này xảy ra, hãy dành thời gian vào buổi sáng để bạn có thể thư giãn và sẵn sàng cho ngày mới với một nhịp điệu nhàn nhã hơn.
Thậm chí bạn thậm chí có thể tự chuẩn bị cho mình vào đêm hôm trước, nhờ đó bạn có thể dành thời gian vào buổi sáng cho những điều mà bạn thực sự thích như đọc sách, ghi chép, thiền v.v… Bạn thậm chí có thể tạo ra nghi thức buổi sáng cho riêng mình.
2. Lập danh sách
Bắt đầu buổi sáng bằng cách lập danh sách tất cả những việc phải làm. Điều này sẽ giúp bạn giữ đúng hướng và sắp xếp trật tự một ngày phía trước. Nó cũng làm bạn hài lòng khi vượt qua hoặc kiểm tra từng mục đã hoàn thành.
Nếu bạn cảm thấy choáng ngợp khi lập danh sách này, hãy cố gắng chỉ bao gồm những việc mà bạn cần thiết phải làm 100%. Cách này sẽ giúp bạn không bị cảm thấy quá tải và biết chắc chắn mình cần làm gì và những gì sẽ phải chờ vào một ngày khác.
3. Đừng lo lắng về những thứ mà bạn không thể kiểm soát được
Lo lắng sẽ lấy đi rất nhiều năng lượng và tiêu tốn nhiều thời gian trong ngày. Đừng phí thời gian để lo lắng về những thứ mà bạn không thể kiểm soát được.
Dù bạn có lo lắng bao nhiêu đi nữa cũng không thay đổi được tình hình nên nó không đáng với thời gian của bạn. Tuy nhiên, nếu tình huống nằm trong sự kiểm soát của bạn, hãy tập trung suy nghĩ về giải pháp hơn là vấn đề.
Khi bạn dành quá nhiều sức lực cho cho một vấn đề, nó sẽ phát triển và trở nên phức tạp hơn và khó quản lý hơn. Việc bạn dành sức lực của mình cho giải pháp, thì cho dù khó khăn là gì nó cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn và ít phức tạp hơn.
4. Học cách nói “Không”
Một trong những cách mạnh mẽ nhất để giảm căng thẳng trong cuộc sống là học cách nói “Không” với những điều mà bạn không thực sự muốn làm.
Nếu bạn thấy mình đồng ý với điều gì đó vì bạn cảm thấy áy náy hoặc vì bạn "nên làm", bạn có thể muốn xem xét lại dòng suy nghĩ này.
Tạo áp lực cho chính mình theo cách như vậy có thể dẫn đến stress không cần thiết và cũng khiến bạn ít có thời gian hơn để làm những việc mà bạn thực sự muốn làm.
Học cách nói “Không” là một sự trao quyền và càng thực hành nhiều thì bạn sẽ càng có thêm chỗ trong cuộc sống cho những điều bạn thực sự muốn nói “Có”.
5. Cười
Mặc dù bất cứ ai cũng đều phải có trách nhiệm đối với công việc, gia đình nhưng quá căng thẳng cũng sẽ khiến cho bạn mệt mỏi cả về tinh thần và thể chất.
Một số cách giúp bạn thư giãn như xem bộ phim hài yêu thích, gặp gỡ bạn thân và nói về những chuyện vui. Nghiên cứu chỉ ra rằng mỗi lần bạn cười to sẽ làm tăng lưu thông khí tới các cơ quan, tăng lưu thông máu và căng thẳng sẽ tự động giảm.
6. Chơi với thú cưng
Những con vật nuôi trong nhà không chỉ mang đến cho bạn tình yêu vô điều kiện mà dành thời gian chơi với chúng thật sự tốt cho sức khỏe.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi bạn chơi với chó, mèo thậm chí chỉ vài phút, cơ thể bạn giải phóng nhiều hormon cho tâm trạng tốt như serotonin, prolactin và oxytocin và cũng giảm lượng hormon stress nguy hiểm. Kết quả là làm giảm huyết áp, giảm lo âu và tăng cường miễn dịch.
7. Sắp xếp lại mọi thứ
Nếu bạn đang sống trong môi trường xung quanh bừa bãi, lộn xộn đồ đạc, kém vệ sinh thì bạn cần phải sắp xếp lại mọi thứ vì sự bừa bãi lộn xộn này có thể khiến bạn bị căng thẳng.
8. Uống nước ép trái cây
Các nhà nghiên cứu cho rằng vitamin C trong nước ép trái cây có thể thực sự giúp bạn kiểm soát căng thẳng tốt hơn vì nó làm giảm lượng hormon stress như cortisol. Các loại thực phẩm giàu vitamin C là nước ép cam, nước ép bưởi, dâu tây…
9. Hát to
Hãy bật loa lên và bắt đầu hát to bằng cả trái tim. Nghiên cứu cho thấy ca hát thực sự có thể khiến bạn cảm thấy hạnh phúc hơn và giảm căng thẳng. Ca hát cũng có lợi cho việc thở, tim và hệ miễn dịch.
10. Đi bộ
Một trong những cách tốt nhất để đánh bại căng thẳng là tập thể dục. Hoạt động này giúp cơ thể sản sinh endorphin khiến bạn có tâm trạng tốt. Tập luyện trong thời tiết ấm có thể tăng cường trí não, trong khi đi bộ nhanh khoảng 30 phút có thể giảm đáng kể mức độ căng thẳng.
11. “Yêu”
Nếu bạn định dùng “căng thẳng” như một “cái cớ” để tránh quan hệ tình dục thì hãy nghĩ lại. “Yêu” thực sự là một cách tuyệt vời để giảm bớt căng thẳng vì nó làm giảm huyết áp, tăng cường sự tự tin cũng như làm tăng cảm giác gắn bó với “đối tác” của bạn.