Để phòng tránh bệnh cho trẻ vào dịp Tết, cha mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp phù hợp để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh dịp Tết
Nguyên nhân đầu tiên mà hầu hết bậc phụ huynh đều nhận thấy đó là sự thay đổi sinh hoạt ngày Tết bao gồm: di chuyển bằng tàu xe trong nhiều giờ, mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu ngủ… làm sức khỏe của trẻ bị suy giảm. Đó là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh hơn.
Việc di chuyển bằng ôtô, tàu hay xe máy đường dài thường làm bé bị say xe, mệt mỏi và giảm sức đề kháng. Đồng thời, chế độ ăn ngày Tết với nhiều tinh bột, protein, chất béo hơn rau xanh và hoa quả tươi cũng không có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ. Ngoài ra, trẻ có thể không ngủ đủ giấc do tham gia quá đà các hoạt động vui chơi, giao lưu cùng người lớn… Đây cũng là lý do làm suy giảm sức đề kháng của trẻ.
|
Thay đổi sinh hoạt do phải đi lại tàu xe, tụ tập nơi đông người khiến bé dễ nhiễm dịch bệnh. |
Tết Nguyên Đán rơi vào thời điểm giao mùa đông xuân - là điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ bùng phát như chân tay miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết, sởi, viêm não, zika, cúm, viêm đường hô hấp…
Chân tay miệng là bệnh dịch đầu tiên có nguy cơ bùng phát trong thời điểm Tết. Đây là căn bệnh dễ lây nhiễm, nhất là với trẻ nhỏ. Đông xuân cũng chính là mùa của bệnh thủy đậu hàng năm. Bệnh thủy đậu có khả năng lây lan thành dịch và gây ra biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.
Sốt xuất huyết và Zika cũng là dịch bệnh đang có nguy cơ lan rộng trong dịp Tết này, đặc biệt là khu vực miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên. Còn tại miền Bắc và miền Trung thì cận Tết là thời điểm trời rét đậm, nên bệnh cúm có nguy cơ phát triển mạnh, số người mắc cúm tăng cao.
Thời tiết lạnh cũng khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi - họng; viêm phế quản, phổi… Đặc biệt, trẻ sẽ dễ nhiễm dịch bệnh hơn trong điều kiện tụ tập đông người hay những hoạt động giao lưu và di chuyển giữa các vùng địa lý.
|
Tết rơi vào thời điểm giao mùa đông xuân với nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng phát. |
Trong khi đó, hầu hết trẻ dưới 6 tuổi đều có hệ miễn dịch chưa trưởng thành, còn rất non yếu và chống chọi kém với các tác nhân gây bệnh. Nếu nhiễm dịch bệnh, trẻ có đề kháng yếu thường bị mức độ nặng hoặc bội nhiễm thêm virus, vi khuẩn làm kéo dài thời gian điều trị.
Những trẻ có sức đề kháng yếu có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn trẻ bình thường như: trẻ thường xuyên ốm vặt, hay bị viêm nhiễm đường hô hấp, thiếu cân, biếng ăn - suy dinh dưỡng, trẻ tiền sử sinh non, không được bú sữa mẹ…
|
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn non yếu rất dễ nhiễm bệnh trong dịp Tết. |
Phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe của trẻ
Sau một năm dài bận rộn, Tết là dịp để đại gia đình sum họp, con trẻ được vui chơi trong tình thân ấm áp của ông bà, cha mẹ và các anh chị em. Nhưng sức khỏe của trẻ vẫn là vấn đề mà cha mẹ quan tâm, lo lắng nhất. Dưới đây là một vài biện pháp mà các các bậc phụ huynh có thể tham khảo để giúp phòng ngừa bệnh cho bé yêu:
- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ: một số bệnh dịch đã có vaccine phòng ngừa như thủy đậu, cúm, sởi - quai bị - rubella, cha mẹ nên tiêm phòng cho con theo đúng độ tuổi và thời gian quy định.
- Hạn chế đưa bé tới các vùng đang có ổ dịch, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi chơi ở ngoài về nhà.
- Tăng cường miễn dịch gián tiếp cho trẻ bằng cách bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm chín, tươi, sạch, đủ và cân bằng 4 nhóm glucid, lipid, protein, vitamin và khoáng chất, đảm bảo thời gian ngủ đầy đủ trong ngày cho bé.
|
Trẻ khỏe mạnh giúp đại gia đình đón tết sum vầy trọn niềm vui. |
Ngoài ra, các cha mẹ nên tăng cường miễn dịch “trực tiếp”, tăng khả năng phòng bệnh cho bé. Đây là biện pháp bổ sung chất kích hoạt trực tiếp lên hệ thống miễn dịch làm gia tăng số lượng tế bào miễn dịch và kháng thể miễn dịch của trẻ.
Khi hệ thống miễn dịch của trẻ được kích hoạt mạnh mẽ sẽ có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn, trẻ ít bị ốm, ít bị bệnh do nhiễm virus, vi khuẩn, hoặc nhanh hồi phục sức khỏe hơn khi nhiễm bệnh.
Một trong những hoạt chất tăng cường miễn dịch trực tiếp được khoa học chứng minh là nhóm chất betaglucan. Trong nhóm chất này, beta (1.3/1.6)-D-glucan là chất có hoạt lực mạnh nhất. Cha mẹ có thể bổ sung chất tăng cường miễn dịch “trực tiếp” - Beta (1.3/1.6)-D-glucan để giúp bé tăng khả năng phòng bệnh, ngăn ngừa ốm trong thời điểm Tết. Khi bé khỏe mạnh, gia đình có thể tham gia các hoạt động giao lưu và sum họp, khởi đầu một năm mới mạnh khỏe, tròn vẹn niềm vui.