Hành tinh K2 – 3d giống Trái đất có thể có điều kiện môi trường thích hợp để nước tồn tại ở dạng lỏng
NASA dự kiến sẽ dùng kính thiên văn Hubble khổng lồ để nghiên cứu hành tinh này trong 5 năm tới
Kể từ khi được phát hiện bởi kính viễn vọng không gian Kepler của
NASA khi băng qua ngôi sao chủ, K2 – 3d đã trở thành niềm hứng thú mới
trong giới thiên văn nhờ tiềm năng của mình. Bởi vì hành tinh này rất
giống Trái đất hiện nay, một số nhà khoa học tin rằng Siêu Trái Đất K2 –
3d vẫn đang tồn tại sự sống.
Mới đây, cơ quan vũ trụ cho biết sẽ sử dụng kính thiên văn khổng lồ Hubble để nghiên cứu hành tinh này trong vòng 5 năm tới.
Họ hy vọng các quan sát sẽ tiết lộ dấu hiệu cần thiết cho sự sống,
như phân tử của nước, khí mê-tan hoặc amoniac trong bầu khí quyển của
hành tinh này.
K2 – 3d là một hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời, quay xung quanh ngôi
sao chủ có kích thước khoảng ½ kích thước mặt trời, một chu kỳ quay này
dài 45 ngày.
Hành tinh này có nhiệt độ thấp do có quỹ đạo rất gần với ngôi sao chủ
(bằng 1/5 khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt trời) - điều này cũng có
nghĩa khả năng tồn tại sự sống trên hành tinh này là rất lớn.
Lần nhật thực toàn phần sắp tới vào năm 2018 của ngôi sao lùn đỏ này
sẽ tiết lộ liệu K2 – 3d có đang ẩn chứa dạng sống ngoài Trái Đất nào hay
không.
Bjorn Benneke từ Viện Công nghệ California cho biết “Nếu chúng tôi
tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào, thì chúng tôi sẽ quan sát nó cẩn thận bằng
kính thiên văn James Webb” (James Webb là kính thiên văn mới của NASA
sẽ được ra mắt trong năm 2018).
Ông cũng dự đoán rằng hành tinh này có thể có bầu khí quyển đầy hy-đro hoặc được bao phủ bởi những đám mây.
Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản ở Đài thiên văn Okayama đã tính
toán sự quá cảnh của hành tinh này chính xác gấp 30 lần so với trước
đây.
Các nhà nghiên cứu cho biết “phát hiện của chúng tôi đã cải thiện
đáng kể độ chính xác của các dự đoán về quá cảnh của hành tinh trong
tương lai. Sự cải thiện này đảm bảo rằng khi các thế hệ tiếp theo của
các kính thiên văn lớn được trực tuyến, họ sẽ biết chính xác khi nào có
thể quan sát các quá cảnh của hành tinh”