Sữa tươi
Dưới một tuổi, trẻ chỉ nên uống sữa mẹ hoặc sữa công thức. Sữa tươi từ bò hay ngay cả sữa đậu nành đều có chứa loại đạm mà cơ quan tiêu hóa của trẻ chưa có khả năng hấp thụ.
Bên cạnh đó, những khoáng chất trong sữa tươi hay sữa đậu nành làm ảnh hưởng đến cơ quan thận còn non yếu của bé.
Mật ong
Trong mật ong có chứa vi khuẩn Clostridium botulinum. Sau khi vào cơ thể, chúng có khả năng sống và phát triển trong đường ruột của con và gây ra chứng botunism. Chứng này làm yếu các cơ do đó con sẽ khóc yếu, bú hoặc nuốt rất khó khăn, táo bón…
Đồ biển
Trong đồ biển có hàm lượng thủy ngân, tuy là bình thường cho người lớn nhưng lại là quá cao cho trẻ em dưới 1 tuổi. Nhiều trẻ sơ sinh hiện nay bị dị ứng với đồ biển. Tiếp xúc quá sớm, phản ứng quá mạnh có thể ảnh hưởng đến tính mạng của con.
Gia vị trong nấu nướng
Vị giác của các bé trong thời gian này vô cùng đơn giản. Hãy tập cho các con cơ hội được nếm thức ăn theo đúng vị nguyên gốc của chúng. Đồ quá mặn, chua, cay… sẽ ảnh hưởng đến thần kinh cũng như khả năng cảm nhận hương vị của đồ ăn sau này.
Các loại trái cây có vị chua
Cam, bưởi, dâu… sẽ làm cho dạ dày có nồng độ acid cao hơn bình thường, gây khó chịu, buồn nôn. Đồng thời đây cũng là nguyên nhân gây mẩn đỏ ở các vùng da quanh bẹn, lưng, mặt…
Trái cây tốt hơn cả trong thời gian này là chuối và táo được nấu sơ, xay nhuyễn. Bố mẹ cũng không nên cho trẻ ăn nho vì vỏ nho khó tiêu hóa và trái nho dễ gây ngạt nếu trẻ bị hóc.
Đậu phộng, bơ đậu phộng và các loại hạt điều, hạnh nhân
Đậu phộng ngày nay đã có sự biến đổi gene rất lớn và dễ gây ra dị ứng, trầm trọng có thể dẫn đến nghẹt thở. Bơ đậu lại đặc rất khó nuốt, dễ gây ngạt thở đối với trẻ sơ sinh.
Bố mẹ chỉ nên cho con thử món này sau một tuổi với liều lượng nhỏ. Không cho trẻ ăn các loại hạt cũng vì cùng một nguyên do.
Đường và muối
Đây là nguyên nhân khiến gan và thận phải làm việc quá tải để cân bằng lượng đường và muối trong cơ thể. Muối còn gây trữ nước và tăng nhịp tim.
Vitamins
Trẻ em dưới một tuổi không cần thêm bất cứ một vitamin bổ sung nào trừ vitamin D dạng lỏng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nếu trẻ uống 100% sữa mẹ: Sữa mẹ có vitamin D nhưng không đủ nên cần bổ sung một ml (400IU) mỗi ngày.
- Nếu trẻ uống 100% sữa bột: Sữa bột có nhiều vitamin D hơn sữa mẹ, tuy nhiên vẫn không đủ nên cần bổ sung 0,5 ml mỗi ngày.
- Nếu trẻ vừa uống sữa mẹ và sữa bột: Bổ sung thêm từ 0,75 ml đến một ml vitamin D dạng lỏng mỗi ngày.