Con gái yêu thương của mẹ,
Cách đây 19 năm con gái mẹ, cất tiếng khóc chào đời. Bố, mẹ, anh con vui mừng hết nói. Mẹ nhớ anh con tả mẹ đau như thế nào, khi chuyển dạ sinh con, cho bà nội nghe. Bà cười to tiếng vì thấy giọng, cháu trai yêu quí của mình, dễ thương. Con là niềm vui, niềm hạnh phúc của gia đình ta nói riêng. Dòng họ mình nói chung.
Con đã biết đặt ra mục tiêu, cho mình phấn đấu, từ nhỏ. Con còn nhớ không. Tổng kết năm học đầu tiên của cuộc đời là mẫu giáo, con chỉ là học sinh tiên tiến, con khóc nức nở. Mẹ ơi sao lại vậy? Hay cô không yêu con?... Mẹ phải dỗ dành, con còn nhiều cơ hội lắm. Đây không phải là tất cả, chỉ bước đầu thôi con ạ. Con cứ thắc mắc, sao con lại kém anh Dũng được, con không chịu đâu mẹ ơi. Dỗ mãi con mới nín. Thế rồi, con đã đạt được mục tiêu phấn đấu, trong suốt thời kì học sinh. Giờ con đã khôn lớn, trưởng thành hơn. Con đã phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình. Con đã trở thành sinh viên. Mẹ đã chắp cánh ước mơ cho con trở thành bác sĩ. Mẹ biết nghề này ít người trong số đấy có thể trở thành giàu sang, đa số chỉ sống yên ổn, đạm bạc thôi con gái yêu của mẹ ạ.
Quay trở lại mấy chục năm qua, mẹ đã chọn nghề này, mẹ vẫn yêu quí nó, mẹ không hối hận rằng mình chọn sai. Nhưng mẹ chỉ buồn, tủi, vì cùng học với mình, các bạn được công tác ở tuyến tỉnh, tuyến trung ương, tuyến huyện. Tay nghề họ được nâng cao hơn. Họ được tôn trọng nhiều hơn. Mặc dù trong khi học họ học còn kém xa mẹ. Nhưng mỗi khi gặp lại họ, mẹ vẫn ngẩng cao đầu, vẫn được họ tôn trọng. Đơn giản là xuất thân của họ, cao quí. Họ học xong, được bổ nhiệm. Còn mẹ chỉ biết phấn đấu trên đôi chân trần, đôi tay trắng. Mẹ vẫn cống hiến hết sức mình để phục vụ bà con, cô dì, chú bác. Tuổi trẻ, đam mê, nhiệt huyết. Cả làng, gần như nhà nào mẹ cũng đến, mỗi khi họ cần. Không kể ngày, đêm. Niềm vui của mẹ, là giúp họ qua cơn nguy kịch, đau đớn. Mang đến cho họ, tiếng cười, niềm vui. Thậm chí có những người mẹ cứu chữa vất vả cả đêm với họ, không quản ngại kể cả đổ chất thải của họ để cứu họ.
Rồi có một ngày mẹ không bao giờ quên đấy là ngày 14.01.2012. Có cô Trần Thị Huệ 24 tuổi bị ngã đập đầu, xuống ao và chết nổi lên, gia đình mời Bác sĩ Vinh đến khám, bác sĩ bảo đưa xuống trạm. Không có mẹ ở đấy, bác sĩ Vinh sai nhân viên của mẹ đo huyết áp, nghe tim phổi, trong khi đấy bệnh nhân đã chết nổi lên. Con biết không họ chửi ầm lên, do mẹ không có đấy. Có phải lúc nào mẹ cũng phải ở cơ quan đâu. Hơn nữa đấy là ngày thứ 7. Họ đập phá, họ mời công an huyện, họ mời viện kiểm soát. Tất cả họ về, lập biên bản, biết đấy bệnh nhân đã chết từ rất lâu. Mẹ nghe điện, chạy xe như thiêu thân, không biết sống chết thế nào lên trạm y tế. Tới nơi, hết người già, trẻ, trai gái, họ xông vào cào cấu mẹ. Cứ như mẹ là thủ phạm của cái chết ấy con gái yêu quí ạ. Rồi có người xông đến bóp cổ mẹ. Mẹ nghĩ lại đau đớn chua xót quá. Mẹ đề nghị pháp y, mổ tử thi xem bệnh nhân chết do đâu, để có cách giải quýêt phù hợp, gia đình không đồng ý. Vì họ biết con, cháu họ chết là do đâu rồi. Tất cả những người đấy mẹ đã từng cứu họ ít nhất một lần. Mà giờ đây họ định qui ra thóc cho mẹ, một cái chết chính do nạn nhân. Tất cả những người ấy mẹ đã từng rất yêu thương chia sẻ với họ. Nhưng đến lúc ấy họ trả ơn mẹ bằng cách qui trách nhiệm, mục đích đổi ra thóc đấy con. Ở đời nhiều thứ bạc bẽo và vô ơn lắm. Nếu mình không có chuyên môn, nghiệp vụ, không có lí luận cơ sở khoa học chắc là mẹ gặp rắc rối to.
Chính vì vậy mà mục tiêu của con không phải là Bác sĩ, mà là nghề khác mang lại giàu, sang cho con hơn. Nhưng chính mẹ đã chắp cánh cho con nghề này. Nghề này trước kia là cao quí lắm. Bởi lúc ấy tỷ lệ bác sĩ rất ít. Giờ đây bác sĩ nhiều lắm. Nên ít được tôn trọng hơn. Nhưng mẹ vẫn rất yêu nó. Bởi mỗi khi bệnh nhân đến với mẹ, đau đớn, vật vả. Sau đó họ vui vẻ, cười, nói. là mẹ cảm thấy hạnh phúc. Đơn giản, cùng loại bệnh, mẹ chọn thuốc nào rẻ tiền, ít độc nhất, mà người bệnh khỏi là niềm hạnh phúc đối với mẹ. Mẹ đem hết sức lực của mình để phục vụ bà con, không có gia đình nào trong làng mẹ không đến khi họ ốm đau, tuổi trẻ đầy nhiệt huyết. Bù lại mẹ được họ yêu thương, khi mẹ sinh các con, người mang vài quả trừng, vài bò gạo họ cho, nhớ lại thật hạnh phúc.
Có cụ Phùng Văn Chích cho mẹ ba nghìn đồng mẹ nhớ mãi. Gần 10 năm sau cụ ấy bệnh nặng, co giật liên hồi, mẹ giải thích gia đình đưa cụ đi bệnh viện. nhưng cụ rất cao tuổi, gia đình không muốn cụ tử vong ngoài nhà, thiết tha nhờ mẹ cứu, tất cả các đại lí mẹ đều tới hỏi mua ống Seduxen mà không được. Lúc ấy bắt đầu cấm, không biết mua ở chỗ nào. Mẹ lại trở về gia đình giải thích, nhưng gia đình vẫn không chuyển cụ đi. Mẹ vắt óc nhớ ra, khi thời chưa cấm dùng thuốc ấy mẹ đã từng mua cho gia đình cháu động kinh Lê Thị Nét con anh Lê Bá Hoan và bảo gia đình xuống hỏi, rất may còn một ống, khi mang về, thật không may ống thuốc quá hạn, Mẹ không tiêm bằng mọi giá, gia đình cứ chắp tay cầu khẩn mẹ cứ tiêm cho cụ dù chỉ có cơ hôi 1%. Qui định rồi mẹ không thể làm sai được. Mẹ sách túi ra về, cụ vẫn cứ giật rung giừơng liên tục, gia đình cam đoan miệng, dù tiêm xong cụ ra đi, họ cũng cam lòng. Vì quá biết ơn cụ, cho ba nghìn đồng khi sinh, mẹ không nỡ ra về, khi nhìn thấy cụ như vậy. Mẹ đành đánh cược sinh mạng của mình vì ba nghìn ấy. Mẹ quyết định tiêm cho cụ. Thật kì diệu, năm phút sau cụ ổn định, ngủ ngon, mẹ theo dõi sau ba mươi phút mới về. Đêm cụ tỉnh dậy đọc điếu văn ( cụ làm thầy cúng). Mai sáng gia đình đến báo tin cụ đi lại được và nhờ mẹ tiếp tục chăm sóc cụ vài hôm nữa. Thật diệu kì, cụ sống thêm vài năm nữa và tiếp tục viết sớ, đi cúng cho các gia đình. Đấy là cụ Chích bố ông Súy và là ông nội bác Qúi, cụ tổ anh Sự đã qui tiên. Lúc ấy tình cảm với dân gắn bó là vậy, đói rách nhưng tình yêu mênh mông. Mẹ tin rằng, nếu sau khi tiêm, cụ ra đi, dù có cam kết miệng gia đình vẫn không mang mẹ ra tòa.
Nhưng giờ đây thì sợ lắm, dù có gắn bó, thân thiện không may xảy ra tai biến thì họ cũng qui ra thóc với bác sĩ. Đặc biệt là tuyến cơ sở thiếu thốn trăm bề như mẹ. Có những bệnh nhân nhồi máu cơ tim họ mang bệnh nhân đến bỏ mặc bệnh nhân cho mẹ rồi ra về, mẹ xử trí thế nào thì tùy, họ không cho mẹ cơ hội giải thích rằng bệnh nhân rất nặng. Mẹ cấp cứu qua khỏi thì họ rêu rao chẩn đoán vớ vẩn," Nhồi máu cơ tim mà các chị cứu được". tiền không trả. Giảỉ thích cho họ lên tuyến trên để chữa khỏi bệnh họ lại mỉa mai. Sau đó họ lại bị lần 2 mẹ tiếp tục cứu rồi 3. Rất may họ đã lên tuyến trên đặt Can gì đó. Khi khỏe hẳn mẹ cho nhân viên lên thăm hỏi, họ mới cám ơn rối rít. Lúc đó mẹ đã bị tổn thương, còn tâm trí đâu mà nhận ơn nữa!
Rồi ca chết đuối ở nhà, họ mang tới trạm đỗ lỗi tạị Trạm Y tế, hôm đó vào nhiều đình đám, họ uống rượu say đến túm cổ áo đánh bọn mẹ túi bụi, già trẻ họ cào cấu, sau đó họ xin lỗi nhưng mọi người còn tâm trạng nào để nhận lỗi. Mẹ đau đớn nhìn lại với những người thân yêu của mình, họ đối xử với mình như vậy. Hơn 20 năm cống hiến không ai trong những người họ từng cào cấu mẹ mà mẹ chưa từng cứu họ. Rồi họ vẫn thường xuyên đến nhờ mẹ cứu, trong những năm tháng tiếp theo. Mẹ giả quên đi nỗi đau ấy để cứu họ. Từ sâu thẳm mẹ cảm nhận họ xấu hổ với hành vi của mình làm với mẹ. Nhưng vì mẹ vui vẻ, họ tưởng mẹ quên. Có nỗi đau nào hơn thế nữa con ơi!
Cách đây hơn 20 năm bs Bồng thân với một vị trung tá ở thôn 3 hướng dẫn họ đi mua dịch về và chỉ định mẹ truyền giúp. Không may bác ấy bị Shock dịch mẹ hết lòng cứu chữa bác ấy. mẹ xử trí bác ấy theo phác đồ Shock phản vệ lần 1 bác ấy không đỡ, tiếp tục xử trí lần 2. Bác ấy đang rét run bần bật, mà bác ấy vẫn ngồi nhổm dậy chửi mẹ " ĐM mày tiêm lắm vào mà tính tiền cho nhiều". Mẹ giật mình bật khóc và bảo" Bác ơi tính mạng của bác là của cháu, bác chết cháu cũng chết theo, cháu đang cứu bác sao bác lại nói vậy". Sau đó bác ấy ổn định bs Bồng lên, mẹ báo cáo lại sự việc bs Bồng nói lại với bác ấy” " Cháu không ngờ câu nói ấy lại thốt ra từ bác, cô ấy truyền giúp cho bác có được gì đâu, mà bác xúc phạm cô ấy như vậy". Sau đó ra đình bác ấy đến xin lỗi. Hơn 20 năm trôi qua mỗi lần bác ấy đến trạm xin cây thuốc nam hay làm gì, mẹ cũng vui vẻ, dù không nói ra mẹ cũng cảm nhận được bác ấy xấu hổ với câu nói của mình cách đây hơn 20 năm. Đấy con ạ, nỗi khổ của bs là như vậy, nhưng nỗi khổ của bác sĩ ở tuyến ytế cơ sở càng khổ hơn. Vì vậy tôi xin mọi người hãy có cái nhìn bao dung hơn với ngành y!
Nhưng có những hình ảnh cũng làm mẹ cảm động, ấn tượng mãi không quên; Đó là cụ Phùng Văn Phồng thôn 3, thường xuyên bị tắc ruột dính, xuống trạm truyền, đều tháo được dính. Lần cuối cùng cụ cũng bị vậy , mẹ tiếp tục xử trí bình thường. Nhưng lần này khác với mọi lần cụ không giảm, mà càng ngày càng đau dữ dội hơn. Tiên lượng của người thầy thuốc mách bảo, lần này cụ không qua khỏi, mẹ giải thích cho gia đình chuyển viện vì tiên lượng bệnh nhân quá nặng. Mẹ giải thích chuyển từ 04 giờ sáng và kiên quyết không điều trị khi bệnh nặng quá tầm kiểm soát của mình, gia đình quá khó khăn nên mãi 11h vẫn nài nỉ mẹ. Mẹ không làm gì hơn được. Cụ cầm tay mẹ dặn" Lần này, chắc bác không qua nổi, bác đã quấy quả cháu rất nhiều rồi nhưng không có gì trả ơn cháu, bác đi sẽ phù hộ cho cháu bình an nhé". Sau đó gia đình chuyển bác ấy lên huyện, rồi tỉnh. Đến 23 giờ đêm bác ấy ra đi. Hình ảnh bác ấy cầm tay mẹ dặn vẫn còn đó. Rồi anh Sơn ở Đoài thôn, gia đình anh Sơn chị Hà nghèo lắm. Anh ấy lại bị xơ gan do rượu, gia đình anh ấy không còn xu nào vì chữa bệnh cho anh ấy quá nhiều. Nhờ mẹ đến, tiêm, truyền, thức trắng cả đêm để cầm cự cho anh ấy, Mẹ chưa từng thấy ai giãn tĩnh mạch cửa mà nôn, ỉa ra máu nhiều như anh ấy. Mẹ giải thích gia đình bệnh nặng như thế này thì điều trị ở tuyến trên chứ, gia đình khóc" tiền không có, chưa vay được để cho anh đi, em đến giúp anh chị đêm nay mai anh chị cố lần hồi sẽ chuyển anh đi". Gia đình làm nghề bánh cuốn, bánh cuốn cũng là sở trường của mẹ, gia đình dọn mâm bánh cuốn mời mẹ ăn, lúc ấy đói lắm, cả nhà có một vài bò gạo nấu ăn. Bụng đói cồn cào, nhìn mâm bánh ấy thật thèm, nước rãi chảy ra, nhưng mẹ cố nuốt vào trong. Bên cạnh đấy anh ấy nôn, ỉa ra chậu máu mẹ còn tâm trạng đâu nữa mà thèm và đói. Anh ấy cầm tay mẹ dặn:" Em giúp anh chị, gia đình hiện tại chưa có tiền trả em. Nhưng em nhớ chị ấy không ăn quỵt của em đâu, anh thì không sống được rồi, từ trong sâu thẳm anh rất biết ơn e, anh đi sẽ phù hộ cho em công tác bình an nhé, còn chị sẽ kiếm tiền trả cho em sau". Mai sáng gia đình lại lo được khoản tiền nhờ mẹ đi hộ tống anh lên tỉnh truyền máu. Đúng vậy hơn một năm sau chị ấy lên trả nợ cho mẹ và mang theo cho mẹ cân đường.
Có lẽ đến giờ này mẹ công tác bình an như vậy dù có người hiểu nhầm nhưng cuối cùng họ cũng nhận ra lỗi lầm họ, đối xử với mẹ như vậy là sai. Là do mẹ có người đã phù hộ cho mẹ trước khi họ trở về cõi vĩnh hằng họ đã từng hứa. Cầu mong cho các bác, các anh ở nơi xa xôi của miền cực lạc ấy bình an, không còn khổ cực như kiếp trước nữa! Hạnh phúc hơn thế nữa, được bố con tin yêu tay nghề của mẹ. Nếu mẹ không phải là BÁC SĨ thì chắc chắn nhà ta sẽ đi lâu rồi, mẹ con mình chỉ còn răng ở lại. Mỗi lần đến gặp giáo sư, tư vấn khám bệnh là mẹ nhẩm tính hết 2 triệu bằng nửa tháng lương của mình. Cả tiền thuốc là hết hơn tháng lương mẹ. Chưa dùng hết thuốc bệnh lại tái lại. Rồi đến khám lại hết nấy tiền. Gía như tiền đấy có trên cây để mà hái con nhỉ. Sau đấy nhiều lần, đến nhiều bệnh viện trung ương vẫn không tìm ra nguyên nhân, bố không đi nữa, các chú cuống lên bắt ra bệnh viện y học cổ truyền. Nhưng bố nói nhỏ với mẹ: "Đừng nói gì, các chú chửi cho đấy, em cứ mua thuốc về, chữa cho anh". Rồi bố giả vờ chửi mẹ: "cứ mang tiền mà đi biếu giáo sư". Niềm vui, hạnh phúc của nghề làm bác sĩ là thế đấy. Trước tiên, muốn chăm sóc, bảo vệ ai, phải biết cách chăm sóc, bảo vệ chính mình. Người thân yêu của mình con gái yêu quí ạ. Bởi vậy mẹ cũng có một ham muốn như vậy. Mẹ còn mong con phải học cho giỏi, con mới khẳng định mình với các bạn, dù con ở đâu, làm gì khi các bạn nhắc đến tên con là họ tôn trọng. Bởi vì con không may mắn như bạn con, là được sinh ra con ông này, bà nọ. Chỉ cần học xong là được bổ nhiệm. Mà con phải học để có kiến thức làm việc, phục vụ nhân dân. Con học để kiếm bát cơm manh áo. Và con học để có cơ hội làm ở tuyến trên, càng cao, càng được xã hội tôn trọng. Mẹ không muốn con lặp lại cuộc đời của mình. Con gái thân yêu của mẹ ơi. Ở đời, sống lúc nào cũng phải học. Ngoài học giỏi chuyên môn, con còn phải học cách ứng xử, giao tiếp với bạn bè, đồng ngiệp, với người lớn tuổi, với người bệnh. Rồi con phải học kĩ năng sống, học cách yêu thương, chia sẻ, học cách chăm sóc người thân... Con muốn khẳng định mình, để tồn tại giữa dòng đời bon chen, nghiệt ngã này. Con phải luôn gồng mình lên để sống, để học. Nhưng muốn làm gì, học gì con cần phải biết cách chăm sóc, và bảo vệ mình. Đặc biệt con phải biết giữ gìn đôi mắt. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Dù con có giỏi bao nhiêu nhưng đôi mắt của con bị hỏng thì cuộc đời cũng như kết thúc. Chính đây là một trong những lí do mà mẹ chắp cánh cho con, trở thành bác sĩ. Còn một ngày nữa thôi là con bước sang tuổi đôi mươi, tuổi đẹp nhất cuộc đời. Con muốn làm gì cho ngày mai, thì con phải bắt đầu từ hôm nay, con gái yêu quí của mẹ ạ. Đây là nền móng để xây dựng tương lai, hạnh phúc và tổ ấm cho con. Bố mẹ không thể mãi bên con được. Mẹ đã phải gồng mình vượt qua bùn lầy của cuộc đời. Mỗi tuổi, đuổi xuân đi. Sức của mẹ càng ngày càng yếu. Bố mẹ chỉ biết chắt chiu, dành dụm những đồng tiền kếm được bằng mồ hôi, xương, máu, nước mắt để chắp cánh ước mơ cho các con. Để các con không phải lắp lại cộc đời của bố mẹ. Bố mẹ cũng mong muốn, con không phải kiếm tiền bằng mọi giá để sống, cho dù đồng tiền ấy bán đi cả lương tâm của mình. Mà bố mẹ chỉ mong muốn các con có cuộc sống bình yên, hạnh phúc và kiếm sống bằng đồng tiền chân chính con yêu ạ. Tiền rất cần cho cuộc sống, nhưng bình an, hạnh phúc, vui, khỏe mới vốn quí, còn tiền con biết kiếm sống và điều tiết nó như thế nào cho phù hợp với mức thu nhập của mình là được rồi con ạ. Sang tuổi mới, mẹ chúc con gái yêu của mẹ vui, khỏe, bình an, học giỏi trong mọi lĩnh vực, đặc biệt luôn có tấm lòng lương thiện mà các bạn đặt cho Quỳnh tốt bụng, con nhé. Mẹ yêu và mãi tự hào vì con! Hôn con gái yêu của mẹ!