Các nhà nghiên cứu tại Đại học Curtin, Australia, ghi lại âm thanh của những con cá ở ngoài khơi bờ biển Port Hedland, phía tây Australia, trong 18 tháng.
Năm 1997, Cơ quan Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) phát hiện những âm thanh lạ tại vùng biển gần Nam Cực, ở độ sâu hơn 5.000 km.
Âm thanh này được gọi là "Bloop", kéo dài khoảng một phút, lớn hơn nhiều so với bất kỳ tiếng ồn nào do động vật dưới nước phát ra.
Các nhà khoa học ở NOAA cho rằng, Bloop hình thành khi những tảng băng trôi khổng lồ tách ra khỏi sông băng Nam Cực và rơi xuống biển. Ảnh: NOAA.
Họ phát hiện thấy nhiều loài cá khác nhau cất tiếng kêu cùng lúc, tham gia vào bản hợp xướng lúc bình minh và hoàng hôn, giống như những con chim. Ảnh: Wordpress.
Năm 1989, tàu ngầm hạt nhân của quân đội Mỹ ghi lại âm thanh của một con cá voi xanh với tần số 52 Hz. Hầu hết những con cá voi xanh khác có tiếng kêu nằm trong khoảng tần số từ 10 đến 40 Hz. Họ gọi đây là tiếng kêu của con cá voi cô đơn nhất thế giới. Ảnh: NOAA.
Tháng 3/2016, NOAA công bố bản ghi âm những tiếng rên rỉ và tiếng rít không thường xuyên tại rãnh đại dương sâu nhất thế giới Mariana, phía tây Thái Bình Dương.
Các nhà nghiên cứu thả microphone bọc titan xuống đáy đại dương, nơi có áp suất lớn hơn 1.000 lần so với áp suất khí quyển ở mực nước biển. Họ ghi lại âm thanh của cá voi, tàu thuyền qua lại gần đó và tiếng động đất trong khoảng thời gian 23 ngày. Ảnh: NOAA.
"The Hum" là âm thanh tần số thấp chỉ được 2% dân số nghe thấy ở những nơi biệt lập, phần lớn họ nằm trong độ tuổi từ 55 đến 70. Một trong những nơi thường xuyên xuất hiện The Hum là thị trấn Taos ở New Mexico, Mỹ.
Nhóm nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos, Đại học New Mexco, tìm hiểu nhưng không thể xác định nguồn phát ra âm thanh. Ảnh: Josemaria Toscano.
Cuối những năm 1990, các nhà địa chấn học phát hiện Trái Đất không ngừng rung động ở tần số rất thấp kéo dài từ 13 đến 300 giây, ngay cả khi không có động đất.
Chúng là những địa chấn siêu nhỏ, quá yếu để con người có thể cảm nhận. Nhiều chuyên gia cho rằng sóng biển chính là thủ phạm gây nên những chấn động này. Ảnh: Wordpress.
Khối đá mang tên Cầu Cầu vồng hình vòng cung cao 90 m ở phía nam Utah, Mỹ, có thể rung lên nhờ dao động cộng hưởng giống dây đàn guitar khi được kích thích bằng những âm thanh khác, chẳng hạn tiếng sóng vỗ ở một hồ nước gần đó hoặc âm thanh động đất. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters tháng 9/2016. Ảnh: Jeff Moore.
Unto Laine, một nhà âm học ở Phần Lan, ghi lại âm thanh khi xảy ra hiện tượng Bắc cực quang, gồm những tiếng kêu xèo xèo yếu ớt hoặc tiếng nổ lốp bốp.
Laine sử dụng hệ thống microphone siêu nhạy để lập lưới tam giác, xác định vị trí phát ra âm thanh. Kết quả cho thấy, nguồn gốc của những tiếng ồn ở tầng đối thấp của khí quyển, khoảng 70 m phía trên mặt đất.
Năm 1969, các nhà du hành trên tàu Apollo 10 của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thực hiện chuyến bay tới quỹ đạo Mặt Trăng. Nhưng khi đi vào phía bên kia của Mặt Trăng, tàu vũ trụ mất liên lạc với Trái Đất trong khoảng một giờ.
Năm 2008, NASA công bố đoạn ghi âm mà ba phi hành gia trên tàu Apollo 10 trải qua trong lúc mất liên lạc với trạm điều khiển ở Trái Đất.
Họ nghe thấy âm thanh giống như tiếng nhạc thông qua tai nghe kéo dài gần một giờ. Các kỹ thuật viên NASA cho rằng "tiếng nhạc" này là nhiễu sóng radio phát ra từ tàu vũ trụ.
Tháng 7/2016, tàu vũ trụ Juno của NASA tiếp cận sao Mộc. Các dụng cụ đo trên tàu ghi lại âm thanh tương tác giữa từ trường sao Mộc và gió Mặt Trời. Kết quả thu được là một bản ghi âm với những tiếng rít chói tai và ồn ào. Ảnh: Sydney Morning Herald.