Ngày 9.12 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu sư phạm Trường ĐH Sư phạm Hà
Nội tổ chức hội thảo “Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục phổ thông” nhằm tìm cách đưa việc đào tạo, bồi dưỡng giáo
viên (GV) gắn chặt hơn với hệ thống giáo dục phổ thông, nhất là khi cả
nước đang chuẩn bị thay đổi chương trình, sách giáo khoa (SGK).
Được chủ động lựa chọn SGK
|
|
Sẽ chỉnh sửa chuẩn nghề nghiệp GV
Tại hội thảo về “Chuẩn nghề nghiệp GV phổ
thông, khung năng lực nghề nghiệp giảng viên sư phạm và vấn đề nâng cao
chất lượng đào tạo, bồi dưỡng GV của các trường sư phạm” được tổ chức
tại TP.Quy Nhơn mới đây, ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, lưu ý
việc chỉnh sửa chuẩn nghề nghiệp GV cần đảm bảo nguyên tắc khoa học,
hiện đại, khắc phục những hạn chế của chuẩn hiện hành, tiếp cận với kinh
nghiệm của các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực nhưng gắn
với thực tiễn phát triển nghề nghiệp của GV VN. Đồng thời bám sát vào
việc đổi mới chương trình - SGK, bảo đảm có thể đo đếm được khách quan
và phù hợp với nhiệm vụ, vị trí việc làm của GV ở từng cấp học, môn học.
Xuân Trung
|
|
|
Tiến sĩ Phạm Thị Kim Anh (Viện Nghiên cứu sư phạm) cho biết: “Để
đánh giá năng lực dạy học theo yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát 74 GV bậc THCS ở các
tỉnh Hải Dương, Ninh Bình, Sơn La, Lai Châu. Kết quả cho thấy số GV có
năng lực vững chắc chỉ đạt trên dưới 20%; những GV năng lực đã có nhưng
chưa vững chắc vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (trên dưới 60%). Tỷ lệ GV chưa có
các năng lực dạy học theo yêu cầu đổi mới cũng còn khá nhiều. Ví dụ
41,8% chưa có năng lực dạy học theo phương thức trải nghiệm sáng tạo,
40,5% chưa có năng lực cải tiến chất lượng dạy học và năng lực thích ứng
với các điều kiện dạy học khác nhau. Đặc biệt, gần 60% cho rằng chưa
vững chắc về năng lực dạy học tích hợp, lồng ghép, liên môn...”.
Cũng theo bà Kim Anh, những hiện tượng như GV rời SGK thì không
biết lấy gì để dạy và dạy như thế nào không hiếm. Đối với những bài học
về thực vật lẽ ra phải dạy ở vườn trường, sân trường thì tuyệt đại đa số
GV dạy trong lớp với quyển SGK khô cứng.
GS Đinh Quang Báo (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) chỉ ra những yêu cầu
mới của chương trình giáo dục phổ thông sắp tới. Đó là dạy học tích hợp,
phân hóa, phân luồng, phát triển năng lực, đổi mới đánh giá kết quả
giáo dục, dạy học. Những vấn đề tuy không mới về mặt lý luận nhưng lại
rất mới, thậm chí xa lạ trong thực tiễn giáo dục phổ thông và đào tạo GV
ở nước ta.
Theo GS Báo, GV phải thay đổi sâu sắc về năng lực nghề nghiệp, phải
có năng lực để chủ động sáng tạo phát triển chương trình giáo dục.
Ngoài ra, GV cần được chủ động, sáng tạo trong lựa chọn, sử dụng SGK,
các nguồn tài liệu khác trong môi trường công nghệ thông tin và truyền
thông phù hợp với bản thân, bối cảnh địa phương và đặc điểm học sinh. GV
phải có năng lực thiết kế các chủ đề tích hợp, phát triển các năng lực
cốt lõi trong dạy học các môn học, tổ chức các hoạt động giáo dục...
Phải có kiến thức rộng và sâu
PGS Đỗ Ngọc Thống, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT),
cho rằng yêu cầu của cuộc sống, đòi hỏi của nghề nghiệp và đối tượng
người học trong xã hội hiện đại buộc GV phải biết rất rộng, phải có tri
thức nền lẫn tri thức chuyên sâu mới có thể đáp ứng được những yêu cầu
mới.
Ông Thống nhận xét hầu hết các sinh viên sư phạm, nhất là những
sinh viên đào tạo theo môn học, đều chỉ tập trung chú ý tri thức của môn
khoa học mà sau này mình phải dạy. Những tri thức chung về khoa học
giáo dục, tâm lý, phương pháp dạy học... nhìn chung bị coi nhẹ, học cho
xong, cho có. Sinh viên không thấy rõ vai trò và ý nghĩa cũng như tác
dụng của chúng trong quá trình học để trở thành GV. Mặt khác chương
trình đào tạo cũng chưa yêu cầu cao về loại tri thức nền, chưa có các
nội dung đầy đủ và toàn diện về những lĩnh vực cần phải trang bị như là
tri thức nền. Điều này dẫn tới nhiều hệ lụy, hạn chế chất lượng và hiệu
quả không chỉ với chương trình hiện hành và đặc biệt đối chiếu với những
yêu cầu đổi mới, trong đó trọng tâm là yêu cầu dạy học tích hợp.
Một lớp bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh do Sở GD-ĐT và Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức Ảnh: Đào Ngọc Thạch
|
Chương trình giáo dục phổ thông mới yêu cầu tích hợp mạnh mẽ (nhất
là với bậc tiểu học và THCS). Theo ông Thống, các trường sư phạm phải
bồi dưỡng và đào tạo GV tích hợp. Với yêu cầu mới, GV bộ môn nào cũng
phải thực hiện dạy tích hợp. GV môn toán cũng như các môn khoa học tự
nhiên sẽ không bị biến thành “thợ dạy”, suốt ngày chỉ đánh vật với các
công thức, con số, định lý, định luật... nếu GV có một tri thức nền đa
dạng, phong phú. Kiến thức nền không chỉ quan trọng với việc dạy các môn
học mà còn hết sức cần thiết để thực hiện các hoạt động giáo dục, đặc
biệt là qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thực hiện ở cả 3 bậc
học.
Ông Thống nhận xét hầu hết các sinh viên sư phạm, nhất là những
sinh viên đào tạo theo môn học, đều chỉ tập trung chú ý tri thức của môn
khoa học mà sau này mình phải dạy. Những tri thức chung về khoa học
giáo dục, tâm lý, phương pháp dạy học... nhìn chung bị coi nhẹ, học cho
xong, cho có. Sinh viên không thấy rõ vai trò và ý nghĩa cũng như tác
dụng của chúng trong quá trình học để trở thành GV. Mặt khác chương
trình đào tạo cũng chưa yêu cầu cao về loại tri thức nền, chưa có các
nội dung đầy đủ và toàn diện về những lĩnh vực cần phải trang bị như là
tri thức nền. Điều này dẫn tới nhiều hệ lụy, hạn chế chất lượng và hiệu
quả không chỉ với chương trình hiện hành và đặc biệt đối chiếu với những
yêu cầu đổi mới, trong đó trọng tâm là yêu cầu dạy học tích hợp.
Một lớp bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh do Sở GD-ĐT và Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức Ảnh: Đào Ngọc Thạch
|
Chương trình giáo dục phổ thông mới yêu cầu tích hợp mạnh mẽ (nhất
là với bậc tiểu học và THCS). Theo ông Thống, các trường sư phạm phải
bồi dưỡng và đào tạo GV tích hợp. Với yêu cầu mới, GV bộ môn nào cũng
phải thực hiện dạy tích hợp. GV môn toán cũng như các môn khoa học tự
nhiên sẽ không bị biến thành “thợ dạy”, suốt ngày chỉ đánh vật với các
công thức, con số, định lý, định luật... nếu GV có một tri thức nền đa
dạng, phong phú. Kiến thức nền không chỉ quan trọng với việc dạy các môn
học mà còn hết sức cần thiết để thực hiện các hoạt động giáo dục, đặc
biệt là qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thực hiện ở cả 3 bậc
học.
Đồng quan điểm, GS Nguyễn Thị Côi (Khoa Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà
Nội) nêu ví dụ với môn lịch sử, để đáp ứng chương trình và SGK mới, GV
phải nắm vững kiến thức bề rộng về những vấn đề cơ bản của một số môn
văn hóa gần gũi được biên soạn tích hợp trong SGK tùy môn học, cấp học.
Bà Côi đề xuất, chương trình đào tạo của trường sư phạm cần sớm bổ sung
tài liệu học tập và hướng dẫn dạy học cụ thể với những môn mới trong
chương trình giáo dục phổ thông như môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội...
Thực tập sư phạm từ năm thứ nhất
PGS Trương Thị Bích, Viện trưởng Viện Nghiên cứu sư
phạm, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đề xuất: “Cần cho sinh viên bám sát giáo
dục phổ thông thường xuyên ngay từ khi vào năm học thứ nhất... Dạy học
là một nghề, vì vậy quá trình học nghề không thể thoát ly thực tiễn dạy
học. Ngay từ năm thứ nhất nên bố trí cho sinh viên có từ 1 - 2 tuần tiếp
xúc với giáo dục phổ thông. Sang năm thứ hai, bắt đầu cho sinh viên dự
giờ, tham gia làm công tác chủ nhiệm để nắm bắt được các nội dung cần
phải thực hiện. Năm thứ ba, làm công tác chủ nhiệm và chuẩn bị soạn bài
để dạy thử một số tiết. Đến năm thứ tư thì thực tập lần cuối”.
PGS Phan Trọng Ngọ (Viện Nghiên cứu sư phạm, Trường ĐH
Sư phạm Hà Nội) đề xuất: “Ngành sư phạm không chỉ có chức năng đào tạo
ban đầu mà phải chịu trách nhiệm “bảo trì” và phát triển sản phẩm sau
đào tạo. Các cơ sở đào tạo GV phải gắn kết chặt chẽ với cơ sở giáo dục
với tư cách là nơi cung ứng đầu vào, bồi dưỡng, đào tạo lại GV sau khi
tốt nghiệp”.