Theo đó, thí sinh vào Học viện Ngân hàng- phân viện Bắc Ninh và Phú Yên phải có kết quả thi THPT Quốc gia (đã đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển ĐH, CĐ) năm 2016 đạt từ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD&ĐT trở lên và không có môn thi nào trong tổ hợp môn xét tyển có kết quả từ 1 điểm trở xuống. Có hộ khẩu thường trú tại khu vực Tây và và Đông Bắc bộ. Mỗi thí sinh được đăng kí tối đa 2 ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1-2.
Nguyên tắc xét tuyển:
Trường xét tuyển theo ngành và theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển. Xét từ thí sinh có kết quả tổ hợp môn thi từ cao xuống thấp theo chỉ tiêu từng ngành và đảm bảo chất lượng nguồn tuyển. Điểm trúng tuyển của thí sinh tại phân viện Bắc Ninh có thể thấp hơn so với điểm trúng tuyển Học viện Ngân hàng trụ sở tại Hà Nội.
Khi thực hiện xét tuyển, độ lệch điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp môn thi trong cùng một ngành bằng nhau.
Thí sinh không được rút hồ sơ đăng kí xét tuyển, không được thay đổi nguyện vọng trong đợt xét tuyển.
Thí sinh thi THPT quốc gia năm 2016
Trường nhận đăng kí xét tuyển theo 3 hình thức.
Đăng kí trực tuyến:
Thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp, đăng nhập vào hệ thốnghttp://thisinh.thithptquocgia.edu.vn và thực hiện các bước theo hướng dẫn.
Đăng kí xét tuyển theo đường bưu điện:
Thí sinh chuẩn bị hồ sơ giấy tờ theo quy định của Bộ GD&ĐT. Trong đó, có 1 phiếu đăng kí xét tuyển, 1 bản sao Giấy chứng nhận kết quả thi, 1 phong bì dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh để nhà trường thông báo kết quả xét tuyển.
Địa chỉ nhận hồ sơ: Phòng Đào tạo- Học viện Ngân hàng, số 12 Chùa Bộ, Đống Đa, Hà Nội. Số điện thoại: 04.38526417. Thời gian nhận hồ sơ từ 1/8/2016 đến 17h ngày 12/8/2016 (tính theo dấu bưu điện).
Đăng ký xét tuyển trực tiếp tại Học viện Ngân hàng:
Thí sinh chuẩn bị hồ sơ giấy tờ theo quy định của Bộ GD&ĐT. Trong đó, có 1 phiếu đăng kí xét tuyển, 1 bản sao Giấy chứng nhận kết quả thi, 1 phong bì dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh để nhà trường thông báo kết quả xét tuyển.
Địa điểm nhận hồ sơ: Phòng 106, nhà D1,Học viện Ngân hàng, số 12 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội.
Tại phân viện Bắc Ninh: Học viện Ngân hàng, Phân viện Bắc Ninh, số 331 Ngô Gia Tự, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Đối với Phân viện Học viện Ngân hàng tại Phú Yên, quy định phương thức, thời gian xét tuyển tương tự như ở Phân viện Bắc Ninh. Về hộ khẩu thường trú, thí sinh vào Phân viện Phú Yên phải có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh phía Nam.
Địa chỉ nhận hồ sơ trực tiếp tại Phân viện Phú Yên: Phòng Đào tạo, Học viện Ngân hàng Phân viện Phú Yên, số 441 Nguyễn Huệ, TP Tuy Hòa, Phú Yên.
Điểm trúng tuyển của thí sinh tại Phân viện Phú Yên có thể thấp hơn so với điểm trúng tuyển Học viện Ngân hàng trụ sở tại Hà Nội.
Trao đổi với PV Dân trí sáng 29/7, Lãnh đạo Trường ĐH Giao thông Vận tải cũng cho biết, trường nhận hồ sơ xét tuyển từ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD&ĐT trở lên.
Phương thức xét tuyển:
Trường xét tuyển tho ngành và theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển. Xét từ thí sinh có kết quả tổ hợp môn thi từ cao xuống thấp theo chỉ tiêu từng ngành và đảm bảo chất lượng nguồn tuyển.
Trong trường hợp số thí sinh đạt ngưỡng điểm trúng tuyển vào một ngành vượt quá chỉ tiêu, trường ưu tiên xét trước tổng điểm 2 môn Toán và Lý.
Nếu xét tổng điểm hai môn Toán, Lý vẫn vượt quá chỉ tiêu, nhà trường ưu tiên xét điểm môn Toán. Nếu xét môn Toán vẫn vượt chỉ tiêu, nhà trường chấp nhận lấy đầu vào quá chỉ tiêu một chút.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo này, trường hợp xét tiêu chí phụ cuối cùng trên đây đây ít khi xảy ra.