Nguyên nhân sai lầm trong việc chọn nghề có thể kể đến như:
Chỉ quan tâm đến các địa điểm đào tạo là các trường đại học mà bỏ qua các trường trung học chuyên nghiệp và các đơn vị dạy nghề khác. Khi tốt nghiệp chưa có nơi tuyển dụng gần với chuyên môn được đào tạo nên chấp nhận làm các công việc chỉ cần đến trình độ kỹ thuật thấp hoặc lao động phổ thông, bỏ ra thời gian tiền bạc để đào tạo lại nghề mới gây ra lãng phí thời gian và tiền bạc đào tạo lại.
Bản thân không tự quyết định việc chọn nghề tương lai, thiếu trách nhiệm với bản thân gặp phải sự ngăn trở trong gia đình nên cần đưa ra các cơ sở, những căn cứ thực tế để giúp các em chọn nghề rõ ràng.
Chọn nghề mà không xét đến sự phù hợp với nghề do thiếu hiểu biết các thông tin cơ bản về nghề.
Đánh giá sai năng lực bản thân thiếu sự chuẩn bị trước kiến thức, tư thế sẵn sàng cho việc thích ứng mới. Năng lực không phải là cái có sẵn mà phải qua sự học hỏi, tập luyện. Việc hiểu biết về tiêu chí, qui định việc chọn người ở từng nghề có vài trò ý nghĩa quan trọng giúp học sinh có ý thức vươn lên trong học tập để nâng cao năng lực nơi bản thân đáp ứng được đòi hỏi của nghề.
Đa số các em không có đủ thông tin về sức khỏe và tình trạng thể lực của bản thân. Do vậy học sinh không biết rõ tình trạng sức khỏe cơ thể của mình đối chiếu với yêu cầu về sức khỏe của nghề, để biết được các đặc điểm tâm sinh lý mà nghề không cho phép khi tham gia lao động, hay được gọi là chống chỉ định y học của nghề.
Để khắc phục được tình trạng trên, giúp học sinh có một định hướng đúng đắn trong học tập và lựa chọn nghành nghề phù hợp, trong công tác hướng học hướng nghiệp cần thực tốt các vấn đề sau:
Công tác tư vấn
Tư vấn thông tin hướng dẫn nhằm giới thiệu với học sinh nội dung ngành nghề, nhóm nghề mà mình định chọn. Ở đây, người cán bộ tư vấn hướng nghiệp sẽ giới thiệu về những yêu cầu do nhóm nghề đề ra đối với những phẩm chất, năng lực cá nhân của con người, đồng thời chỉ ra con đường để đạt được vào nghề đó và triển vọng nâng cao tay nghề.
Ví dụ: Ngoài tiêu chí về kiến thức khoa học, người bác sĩ cần phải có sức khỏe tốt, có tác phong bình tĩnh xem xét kết hợp các kiền thức đã học để chuẩn đoán bệnh chính xác, rèn luyện tính nhã nhặn, điềm đạm và bàn tay khéo léo khi chữa bệnh….
Tư vấn chuẩn đoán nhằm làm bộc lộ hứng thú, thiên hướng, năng lực và những phẩm chất nghề chuyên biệt của con người trên cơ sở nghiên cứu và đo đạc nhân cách con người một cách toàn diện. Mục đích của tư vấn chuẩn đoán là xác định trong những lĩnh vực hoạt động nào con người có thể lao động thành công nhất, tức là đem lại lợi ích tối đa cho xã hội, đồng thời đưa lại niềm vui và sự hài lòng cho bản thân người lao động.
Ví dụ : Nghề xây dựng , ngoài tiêu chí về kiến thức khoa học, cần có sức khỏe, phải bình tĩnh, nhẹ nhàng, đặc biệt không sợ độ cao…..
Tư vấn y học nhằm làm bộc lộ sự phù hợp giữa trạng thái sức khỏe của con người với yêu cầu của nghề mà con người lựa chọn. Nếu như học sinh mắc một trong những thứ bệnh thuộc loại chống chỉ định của nghề thì người cán bộ tư vấn hướng nghiệp sẽ khuyên nên chọn một nghề khác gần gũi với thiên hướng và hứng thú, đồng thời phù hợp với trạng thái sức khỏe của người đó.
Ví dụ người bị rối loạn sắc giác sẽ không được chọn những ngành nghề giao thông vận tải, thông tin tín hiệu…; người mắc bệnh Parkinson thì không thể làm ngành y được …
Tư vấn hiệu chỉnh được tiến hành trong trường hợp ý định nghề nghiệp của học sinh không phù hợp với khả năng và năng lực thực tế của họ. Trong trường hợp này, kế hoạch nghề nghiệp của cá nhân cần được xem xét và uốn nắn lại cho phù hợp với tình hình. Do vậy người tư vấn hướng nghiệp phải chỉ ra những hạn chế của học sinh nếu tham gia nghề đó có khó khăn, cản trở gì có vượt qua được không qua đó giúp học sinh có sự cân nhắc điều chỉnh sở thích của mình
Ví dụ: Trên cơ sở những cứ liệu thu được khi nghiên cứu nhân cách học sinh có tính nói nhanh, thi thoảng nói lắp mà học sinh đó lại thích thi vào ngành truyền thông làm nghề phát thanh viên , thì cán bộ tư vấn sẽ khuyên học sinh nên chọn một nghề khác, phù hợp với những đặc điểm tâm sinh lý của mình hơn; nếu tiếp tục dự thi vào ngành đó sẽ không được đón nhận.
Tư vấn hướng học, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông có nhiệm vụ: Hướng dẫn cho học sinh cách thức lựa chọn nghề nghiệp tương lai, trên cơ sở hình thành những hứng thú nghề nghiệp vững chắc phù hợp với phẩm chất, năng lực của cá nhân và yêu cầu của nghề cũng như nhu cầu của xã hội, của địa phương, thông qua quá trình nghiên cứu, theo dõi quá trình học tập, sinh hoạt và lao động trong nhà trường của các em.
Các bước thực hiện tư vấn hướng học, hướng nghiệp
Để thực hiện nhiệm vụ trên, công tác tư vấn hướng học, hướng nghiệp phải tiến hành các bước sau:
Cung cấp (giới thiệu) các thông tin về thế giới nghề nghiệp:
Thông qua các phương tiện thông tin như sách báo, phim ảnh…, qua các bài giảng hướng nghiệp, cán bộ tư vấn giới thiệu cho học sinh một cách có hệ thống những nghề có vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, những nghề cần và đang phát triển tại địa phương hoặc những nghề đang cần nhiều nhân lực tại địa phương, theo một số nội dung sau:
Chỉ cho học sinh hiểu được chọn đối tượng lao động và mục đích lao động của từng nghề;
Chọn nghề đó có thuận lợi khó khăn gì trong hoạt động nghề nghiệp sau này của bản thân, có vượt qua được khó khăn đó không;
Nghề đó yêu cầu người lao động phải có những điều kiện gì về phẩm chất năng lực, sức khỏe, chống chỉ định gì về sức khỏe?...
Tìm hiểu nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú nghề nghiệp của học sinh:
Thực hiện công việc này cán bộ tư vấn dùng các phiếu trả lời trắc nghiệm để thu thập các số liệu để giúp cán bộ tư vấn có một cái nhìn bao quát bước đầu về nhân cách, năng lực và thiên hướng của những học sinh .
Cán bộ tư vấn nói chuyện, trao đổi với học sinh về những vấn đề cần thiết, dặn dò và cho lời khuyên chọn nghề.
Cho học sinh thấy được tầm quan trọng của việc chọn lựa nghề cho tương lai có ảnh hưởng như thế nào đối với việc học tập của các em . Những nguyên tắc cơ bản về việc chọn nghề có khoa học.
Giới thiệu cho học sinh biết được thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và địa phương, nhu cầu của thị trường lao động nghề trong nước và tại địa phương.
Hướng dẫn học sinh có thể tìm được những thông tin cần thiết về yêu cầu của ngành nghề mình đang quan tâm: từ tay nghề, tuyển dụng, nguồn nhân lực….. và có thể tìm kiếm được nơi đào tạo tay nghề thích hợp.
Tự đánh giá được năng lực bản thân, hiểu truyền thống nghề gia đình và lập được kế hoạch nghề nghiệp, quyết định lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Qua đó chúng ta thấy rằng việc chọn lựa nghề nghiệp tương lai phải dựa vào những cơ sở hiểu biết nhất định một cách tuần tự và khoa học.