Đặc thù của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
Như các bạn đã biết – tốc độ thay đổi công nghệ đang gia tăng từng ngày. Nó không thể đoán trước. Như diễn đàn kinh tế thế giới đã thừa nhận trong báo cáo những nghề nghiệp tương lai, chúng ta đang bước vào một cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.“ Sự phát triển của các lĩnh vực trước đây không liên kết như trí tuệ nhân tạo, máy móc, robot, công nghệ nano, in ấn 3D, di truyền học và công nghệ sinh học đang được xây dựng và liên kết hỗ trợ nhau.”
Nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư - được xác định bằng những xu hướng phát triển công nghệ có tiềm năng làm thay đổi cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới. Ngày càng có nhiều công nghệ kết nối thế giới số với thế giới vật lý, kết quả là những đổi mới mới như trí tuệ nhân tạo và ôtô tự lái.
Đặc thù của cuộc CMCN 4.0 là xuất hiện trí tuệ nhân tạo, công nghệ tự động hóa, vật liệu mới và công nghệ thông tin trong phân tích dữ liệu (big data).
Với đặc thù đó, cơ cấu ngành nghề sẽ thay đổi rất nhanh. Hầu hết các thiết bị trong thời đại CMCN 4.0 đều là thiết bị đa ngành, đơn cử như chiếc điện thoại thông minh đã kết hợp rất nhiều chức năng chứ không chỉ là công cụ để nghe, nói. Để làm ra sản phẩm này cần phải có sự phối hợp rất nhiều ngành nghề.
Trong những năm gần đây, công nghệ tiết kiệm lao động, cùng với toàn cầu hóa, đã giảm việc làm trong sản xuất, đặc biệt ở các nước tiên tiến . Nhiều nghiên cứu dự báo tổn thất công việc lớn do tự động hóa. Ví dụ, Fredy và Osborne dự đoán rằng gần một nửa số công nhân Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với rủi ro khi công việc của họ được tự động hoá vào năm 2030.
Theo một nghiên cứu về lực lượng lao động ở 46 quốc gia, Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey kết luận rằng gần một nửa các hoạt động làm việc trên toàn cầu có tiềm năng được tự động hoá. Giúp người lao động có được những kỹ năng mới là rất quan trọng.
Tư vấn chọn ngành học trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0
Theo đánh giá của GS Frey và GS Osborne tại ĐH Oxford (Vương quốc Anh), có tới 47% công việc sẽ bị ảnh hưởng do cuộc CMCN 4.0.
Dễ thấy nhất là nhu cầu một số ngành liên quan đến CMCN 4.0 như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học... bắt đầu tăng. Bên cạnh việc nhu cầu đào tạo của các ngành tăng giảm khác nhau thì nội dung đào tạo cũng khác nhau.
Ví dụ ngành marketing đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ từ marketing truyền thống sang marketing hiện đại và digital marketing. Trong khi đó, việc làm là sản phẩm của trường ĐH, do đó các trường đương nhiên sẽ có tác động to lớn...".
Ông Lê Trí Tín - giám đốc kinh doanh bộ phận truyền động và điều khiển của Bosch Rexroth, chuyên gia về hệ thống công nghiệp 4.0 - cũng cho biết CMCN 4.0 ảnh hưởng đến yêu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ năng của một số ngành nghề sẽ thay đổi.
Nhiều chuyên gia dự báo cuộc CMCN 4.0 khiến giáo dục ĐH bị đặt trước nhiều thách thức rất lớn.
Cụ thể, các ngành tự động hóa, cơ điện tử, tin học ứng dụng, xử lý dữ liệu... sẽ có sự mở rộng về kiến thức đào tạo cũng như kỹ năng chuyên ngành. Vì vậy, đòi hỏi các trường ĐH cũng phải thay đổi.
Đứng trước sự thay đổi về kinh tế xã hội đặc biệt lớn đến cuộc sống của chúng ta, ngay từ bây giờ hãy hướng tới những ngành học mang tính công nghệ kỹ thuật hiện đại như: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, digital marketing; ngôn ngữ anh; công nghệ tự động hóa…. Để có thể chuẩn bị bước vào một thị trường lao động hiện đại ngoài sức tưởng tượng của mình, các tốt nhất là hãy trang bị kiễn thức, kỹ năng tốt nhất đủ để đảm bảo bạn không đứng ngoài cuộc cách mạng này.