Thầy Dương Trọng Dật, trưởng khoa Quan hệ công chúng và truyền thông, đại học Văn Lang chia sẻ:
Truyền thông là ngành học đòi hỏi kiến thức tổng quát của nhiều ngành, cả kiến thức kinh tế và khoa học - xã hội - nhân văn.
Sinh viên khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông luôn có việc làm với mức lương khá cao sau khi ra trường.
Công việc đặc thù của nghề truyền thông là giúp đưa hình ảnh, thông tin của doanh nghiệp, tổ chức đến gần công chúng hơn, tạo sự tin cậy giữa công chúng và doanh nghiệp.
Hiểu được tính chất công việc, đòi hỏi các bạn theo nghề cần có sự năng động, chủ động của người học nên những sinh viên có óc sáng tạo, năng nổ và kiến thức nền tốt thường dễ thành công.
Các công việc sau khi ra trường là Tổ chức sự kiện, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, viết bài quảng cáo...
Hiện nay, các trường công có đào tạo truyền thông là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Học viện báo chí tuyên truyền.
Các trường tư, có các trường đã đào tạo ngành truyền thông như Đại học Hòa Bình, Đại học Nguyễn Trãi, Đại học Công nghệ TP.HCM, Đại học Đại Nam, Đại học Đông Đô... Đại học Văn Lang là một trong những trường đại học đào tạo Quan hệ công chúng và Truyền thông đầu tiên tại Việt Nam.
Nhu cầu xã hội về ngành PR và truyền thông hiện rất lớn. Các cơ quan, tổ chức, các đơn vị báo chí, các doanh nghiệp, các công ty truyền thông, quảng cáo, sản xuất chương trình tổ chức sự kiện đều cần nguồn nhân lực chất lượng, được đào tạo bài bản. Sinh viên học ngành này có thể làm ở ngành quảng cáo, marketing, quan hệ công chúng, phóng viên, biên tập viên...
Hơn 90% sinh viên của khoa Quan hệ công chúng đều kiếm được việc làm ngay khi ra trường, thậm chí, có em kiếm được việc ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Mức lương của ngành này cũng đang ở mức cao…
Theo kết quả mới nhất của Adecco - tập đoàn toàn cầu về các dịch vụ nguồn nhân lực, với 4 năm kinh nghiệm làm PR manager, người lao động có mức lương tầm 40 triệu đồng/ tháng; sinh viên sau khi ra trường 1 năm mức lương trung bình khoảng 15 triệu đồng/ tháng.