Với quá nhiều phương tiện hiện đại trong cuộc sống, trẻ rất dễ bỏ qua những kỹ năng sống cần thiết. Đó có thể là rửa bát, cách đọc bản đồ, hoặc cách viết một bức thư tay.
Một nghiên cứu gần đây bởi công ty bảo vệ mạng AVG cho thấy có khoảng 58% trẻ từ 3-5 tuổi tại Mỹ có thể sử dụng một chiếc smartphone, và ít hơn 15% có thể tự nấu bữa sáng. Hãy bắt đầu dạy những kỹ năng sống cho trẻ, và bắt đầu để trẻ tự lập dần dần.
1. Giặt quần áo
Quá nhiều trẻ vị thành niên khi bước vào đại học còn không biết làm thế nào để giặt quần áo của mình. Đừng để con bạn trở thành một trong số như vậy. Bạn có thể bắt đầu dạy chúng khi lên sáu.
Nếu nhà bạn dùng máy giặt lồng đứng, hãy để một cái thang bên cạnh. Dạy trẻ các bước của việc chạy máy giặt, làm sao để tính toán và thêm bột giặt, nước xả, chọn mức cài đặt đúng và khởi động.
Amy Mascott, chủ nhân của blog Teachmama.com, dạy ba đứa trẻ (giờ 9, 10 và 12 tuổi) của mình như vậy. Cô chọn 3 cái tên dễ thương cho nhiệm vụ này: Chiến binh giặt máy, Chàng trai phơi đồ biết bay, Cuộc chiến thu đồ…
Mascott nói rằng cũng có lúc xảy ra chuyện như cả đống đồ bị gấp lại và vẫn còn ẩm.. Tuy nhiên cô không nhắm đến sự hoàn hảo, mà cốt là để dạy cho trẻ biết cách làm.
2. Trồng cây
Rất nhiều trẻ mẫu giáo học cách trồng cây trên lớp nhưng không biết cách làm sao để trồng cây trong vườn. Whitney Cohen, đồng tác giả của cuốn “Sách dạy làm vườn cho trẻ” chia sẻ những mấu chốt căn bản:
Nói với trẻ đào một chiếc hố to hơn chậu đựng cây một chút
Khi lấy cây ra khỏi chậu, đặt vào trong lỗ, dạy bé nhẹ nhàng vun đất xung quanh và nén xuống
Để trẻ tưới cây bằng một bình tưới hoa sen, tưới những dòng thật nhỏ.
Vào khoảng 6 đến 7 tuổi, trẻ có thể tự tay tách cây ra khỏi chậu đem trồng. Dùng hai ngón tay móc xuống để tất cả phần đất nằm ở giữa, sau đó xoay bên ngoài đến khi phần cây và đất tách khỏi chậu. Nếu như rễ cây bám quá chắc vào thành chậu hãy chú ý làm cho nó rời ra trước khi kéo cây ra.
3. Bọc quà
Trẻ rất thích tặng quà, và gói quà cũng làm chúng cảm thấy thích thú. Trẻ mẫu giáo có thể giúp cắt giấy và dán băng dính, hoặc hoàn thiện toàn bộ công đoạn với sự giúp đỡ của bạn, ví dụ như bỏ tag giá, tìm một chiếc hộp vừa vặn, bọc giấy xung quanh thật vừa vặn.
4. Đóng một chiếc đinh
Đưa cho bé một chiếc búa nhỏ, vừa tay và vừa sức bé.
Dùng một miếng gỗ mềm (sồi, mít, xoan…). Có thể cố định bằng kẹp, hoặc để xuống đất.
Chọn đinh mũ lớn, đầu tiên làm mẫu cho bé.
Khi bé đã sẵn sàng, có thể đặt thêm một lớp giấy lót dưới đinh để khi bé đóng, bé sẽ thấy mình treo được tờ giấy lên. Hãy chắc chắn rằng bé không cầm đinh mà cầm vào tấm giấy lót để tránh đóng vào tay.
Khi bé đã học được cách làm, hãy để bé thử cầm đinh. Hãy chuẩn bị cho trường hợp bé sẽ giã vào tay, tuy nhiên bé sẽ sớm quen và không bị nữa.
5. Viết thư tay
Trẻ có thể viết một bức thư gửi cho một thành viên trong gia đình (có thể thêm vài hình vẽ), dán tem, và bỏ vào hòm thư. Dạy một đứa trẻ lớn hơn cách bỏ thư vào phong bì và 5 phần của một bức thư: Ngày tháng, chào hỏi, nội dung, chào tạm biệt, và chữ ký. Bạn cũng có thể để chúng giúp trong việc vẽ những chiếc postcard chẳng hạn.
6. Chuẩn bị một bữa ăn đơn giản
Đề nghị trẻ giúp đỡ nấu một bữa ăn, giao cho bé nhiệm vụ cần làm, và giữ bình tĩnh nếu như bé làm bày bữa hoặc vung vãi nguyên liệu ra bàn.
Bà mẹ trẻ của 4 đứa con cho biết: Sữa chua và hoa quả là bữa sáng đơn giản bé có thể học cách chuẩn bị. Trẻ mẫu giáo có thể múc sữa chua vào bát và thêm hoa quả cắt sẵn vào đó.
Nếu trẻ lớn hơn 5 có thể cùng bé làm smoothies và sandwich. Nếu bé ở giai đoạn 7 đến 8 tuổi, bé có thể sử dụng lò nướng để làm pizza chẳng hạn, hoặc làm một đĩa salad bằng dưa leo, cà chua, cà rốt với sốt.
Đến 10 tuổi, bé có thể làm được rất nhiều món khác khó hơn. Hãy cố chú tâm và sự an toàn và cho bé tập luyện, bạn sẽ có được kết quả rất tuyệt vời.
7. Định vị
Nếu bạn đã từng lạc khi đi theo chỉ dẫn của hệ thống GPS, bạn sẽ hiểu tại sao cách đọc bản đồ lại quan trọng đến vậy (mặc dù đó là một ứng dụng nằm trong điện thoại của bạn). Những hoạt động sau sẽ giúp bé học được cách định hướng
Săn tìm kho báu: Nếu như bản đồ thì có vẻ nhàm chán, nhưng khi có phần thưởng thì lại hoàn toàn khác đấy. Giấu đồ đạc ở trong vườn, và sau đó vẽ một bản đồ đơn giản để đánh dấu vị trí. Hãy đưa cho đứa trẻ 3-4 tuổi của bạn và dạy chúng những hình vẽ trên bản đồ có ý nghĩa như thế nào khi nhìn ra đời thực.
Để bé dẫn đường: Vườn thú, bảo tàng, công viên, nơi có những bản đồ dễ đọc nhưng cũng rất bắt mắt. Hãy nói với trẻ để trẻ tự định hướng, và thử đố bé cách làm sao đi từ điểm A đến điểm B.
8. Điều trị vết thương
Dạy trẻ từ nhỏ cách bình tĩnh khi nhìn thấy máu (và bạn cũng đừng quá hoảng hốt). Hãy đưa cho trẻ một câu chuyện hoặc gì đó làm bé phân tâm khỏi nỗi đau và sẵn sàng khi bạn không ở cạnh để động viên. Hãy nắm chặt đến khi vết thương ngưng chảy máu, rửa vết thương bằng nước, chất khử trùng và sau đó là buộc lại bằng urgo.
9. Dọn dẹp nhà tắm
Giữ giẻ hoặc miếng bọt xốp ở chỗ dễ lấy để lau kem đánh răng rớt ra bồn. Nhiệm vụ vệ sinh đòi hỏi kỹ năng cao hơn. trẻ em ở lứa tuổi này có thể làm sạch nắp, chỗ ngồi, và thân toilet với giẻ lau.
Hãy chắc chắn rằng trẻ rửa tay kỹ sau đó. đứa trẻ lớn có thể chà rửa bồn toilet với một loại nước rửa không độc. Rắc baking soda, để trong một vài phút, đổ vào một số giấm, sau đó chà bằng bàn chải nhà vệ sinh.
10. Cách tiêu tiền
Dạy trẻ trở thành một nhà tiêu dùng thông thái sẽ mất thời gian. Ba bước sau đây có thể sẽ giúp bạn thành công
Giải thích trên đường đi mua sắm. Hãy nhắc đến giá, đủ to để bé nghe thấy, và nói về lựa chọn của bạn: Ví dụ ”mẹ sẽ mua thịt ở cửa hàng khác vì nó rẻ hơn 1 nghìn mỗi cân”. Nói với trẻ về những thứ bạn muốn mua, nhưng không hoặc chưa mua vì nó quá tốn kém so với khả năng của bạn.
Để trẻ trả tiền một vài lần. Cho phép bé, và chỉ rõ cho bé sản phẩm bé sẽ mua. Ví dụ như việc, không mua kẹo sẽ làm cho bé muốn nhận trách nhiệm và trở thành người mua kẹo thông thái.
Chơi đồ hàng: ở siêu thị, hãy đố bé tìm loại sản phẩm có giá rẻ nhất, ví dụ của sốt cà chua hoặc của giấy lau chẳng hạn.