Bắc cực quang nhìn từ trạm không gian khi bay ở phía trên Quebec (Ảnh: NASA)
Bức ảnh gốc đã được chụp từ 2/2012, và bao gồm cả một góc của trạm không gian, nhưng gần đây Trạm Quan sát Trái Đất của NASA phát hành một phiên bản đã thu hẹp bớt khung ảnh và gắn nhãn cho các cảnh quan ấn tượng trên đó.
Trong thiên văn học, cực quang là một hiện tượng quang học được đặc trưng bởi sự thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm, được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên của hành tinh. Các cực quang mạnh nhất thường diễn ra sau sự phun trào hàng loạt của Mặt Trời. Các dải sáng này liên tục chuyển động và thay đổi làm cho chúng trông giống như những dải lụa màu trên bầu trời. Đây có thể coi là một trong những hình ảnh đẹp của tự nhiên.
Cực quang diễn ra ở Bắc bán cầu Trái Đất được gọi là bắc cực quang, hay ánh sáng bắc cực; và ở Nam bán cầu thì là nam cực quang.
Bức ảnh sinh động đáng chú ý này thể hiện một góc nhìn từ Trạm Vũ trụ Quốc tế khi nó bay qua Quebeec, Canada. Phi hành gia đã có thể bắt được những vệt sáng của ánh sáng từ các cực quang khi quỹ đạo cảu trạm bay ngang qua phía trên.
Bắc cực quang được tạo ra bởi sự va chạm của các hạt tích điện với bầu khí quyển của Trái Đất. Khi được chụp lại từ trong không gian, màn trình diễn ánh sáng tự nhiên này – mặc dù vẫn rất đẹp – nhưng có lẽ ít áp đảo và dễ bị hiểu là một hiện tượng khí quyển hơn.
Bức ảnh cũng cho thấy một quầng mầu vàng, được gọi là “airglow”, ở xung quanh phần còn lại của hành tinh. Theo Trạm quan sát Trái Đất của NASA, airglow (hay còn gọi là ánh sáng đêm) là kết quả của sự tương tác giữa bức xạ mặt trời và bầu khí quyển của Trái Đất.
Ngoài các đặc điểm tự nhiên, bức ảnh cũng cho thấy tác động của con người tới cảnh quan. Ánh sáng nhân tạo đánh dấu các vị trí của một số khu tập trung dân cư ở phía Bắc, bao gồm Thành phố Labrador và Vịnh Goose (cả ở Newfoundland và Labrador, Canada), những vị trí này cũng đã được gắn nhãn trong hình ảnh vừa được phát hành.
Điều kiện thời tiết trong mùa đông cũng làm một số đặc điểm của cảnh quan Quebec có thể thấy rõ ràng ở 328km phía bên dưới. Miệng núi lửa Manicouagan có hình vòng tròn đã được tạo ra do một va chạm với thiên thạch 214 triệu năm trước. Miệng núi lửa khổng lồ rộng 60km này và đường viền của nó có thể nhìn thấy rõ ràng ở góc 1/3 phía dưới bức ảnh.
Dưới đây là một số hình ảnh rực rỡ khác của bắc cực quang với những góc chụp từ trên Trái Đất
Theo NASA, “cực quang là bằng chứng rõ ràng duy nhất cho thấy rằng mặt trời và Trái đất là một hệ thống kết nối bởi nhiều yếu tố hơn, chứ không phải chỉ nhờ mỗi ánh sáng mặt trời”
Chỉ sau buổi đêm, những đám mây trở nên trong suốt, làm cho những ngôi sao và cực quang hiện rõ. (Ảnh: Jim Henderson)
Hỉnh ảnh chụp bởi nhiếp ảnh gia Nate Bolt trong một chuyến bay từ San Francisco tới Paris
Nhiếp ảnh gia người Na Uy Terje Sorgjerd đã chụp bức ảnh này vào tháng 3/2011
Hình ảnh bắc cực quang được phản chiếu trên mặt hồ băng Jökulsárlón ở Iceland được nhiếp ảnh gia Stephane Vetter chụp vào năm 2011.
Hình ảnh bắc cực quang sáng lên trên bầu trời, được chụp sau khi các nhà nghiên cứu hoàn thành cuộc nghiên cứu thực địa của họ ở gần Kevo, thuộc tỉnh cực bắc Lappi của Phần Lan. (Ảnh: Rafael Poyatos)
Hình ảnh ấn tượng của bắc cực quang ở bờ biển Raykjavic, Iceland (Ảnh: PavelSvoboda / Shutterstock)
Bắc cực quang lung linh trên bầu trời Iceland (Ảnh: halldore / Shutterstock)
Bắc cực quang đẹp và đầy sức mạnh. Ảnh chụp tháng 11/2005 ở gần Fairbanks, Alsaka (Ảnh: Roman Krochuk, Shutterstock)