3. Không dám từ chối mọi yêu cầu của con
Nhiều bố mẹ thể hiện tình yêu thương con cái bằng cách luôn đáp ứng mọi nguyện vọng của trẻ, bất chấp việc đó có đi ngược lại nguyên tắc chi tiêu của mình và thậm chí làm rối loạn hạn mức chi tiêu dự tính.
Thói quen này vô tình khiến trẻ lớn lên trở thành một người luôn đòi hỏi phải được thỏa mãn ngay lập tức. Để tránh tình trạng này, bạn nên giúp trẻ phân biệt được giữa “mong muốn” và “cần thiết”, để trẻ có thể kiềm chế thói quen muốn mua thứ này thứ kia, biết lúc nào thì nên tiết kiệm tiền bạc.
4. Cùng con “nói dối” về tiền bạc
Theo điều tra, có đến 31% người trưởng thành thường nói dối bạn đời về tiền bạc. Thêm vào đó, khi bạn “kết hợp” với con để thực hiện lời nói dối này, chẳng hạn như “Đây là bí mật nhỏ của hai mẹ con mình nhé”, “Con đừng nói cho bố biết nhé”…, trẻ sẽ cho rằng bản thân mình cũng không cần thiết phải trung thực trong chuyện tiền bạc sau này.
Đa số quan niệm về tiền của con người đều học được từ bố mẹ khi còn nhỏ. Vì vậy, nếu bố mẹ có biểu hiện không thành thực thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quan niệm của trẻ về sau.
5. Lời nói, hành vi của bố mẹ không thống nhất
Gần như chuyện gì trẻ cũng mô phỏng từ người thân. Nếu bố mẹ nói một đằng nhưng làm một nẻo thì khó mà khiến trẻ nuôi dưỡng được thói quen tốt.
Ví dụ, bố mẹ đặt ra dự toán chi tiêu trong tháng nhưng không thực hiện, hoặc bố mẹ dạy con phải tiết kiệm tiền nhưng bản thân lại thường “vung tay quá trán”… Những điều này khiến trẻ cảm thấy sự giáo dục của bố mẹ không hề quan trọng.
6. Tiêu xài cho giải trí quá mức
Nếu mọi niềm vui của gia đình bạn đều phải dùng tiền để đánh đổi trong các lần vui chơi, ăn uống, nghỉ mát sẽ khiến trẻ đánh đồng giữa niềm vui với việc tiêu tiền. Để không khí gia đình thêm khắng khít, không nhất thiết phải cần tiền mới được.
Những buổi quây quần sau bữa cơm, tập thể dục ở công viên, đi thăm viện bảo tàng, tham gia các trò chơi ngoài trời… đều có thể mang lại ích lợi cả về tinh thần lẫn sức khỏe. Có như vậy, trẻ mới hiểu đúng về giá trị tinh thần và không cho rằng “có tiền là có tất cả”.
7. Không dạy con biết dành dụm cho lúc nguy cấp
Đây là một sai lầm lớn của bố mẹ. Đừng cho rằng trẻ còn nhỏ thì dù có việc gấp cũng sẽ do bố mẹ chi tiền. Thực ra, khi trẻ đã được khoảng 4 tuổi trở lên, bạn nên dạy trẻ những nguyên tắc sử dụng tiền và tiết kiệm tiền.
Chẳng hạn, bạn có thể hướng dẫn trẻ mỗi tháng để dành một số tiền nhỏ để giúp đỡ các bạn nghèo khó, mua quyển sách tô màu mới hay thậm chí lúc đói bụng đột xuất, trẻ vẫn có tiền dành dụm để tự mua chiếc bánh cho mình…
8. Bố mẹ mâu thuẫn, cãi vã vì tiền bạc trước mặt con
Không khí gia đình căng thẳng, cãi cọ, thậm chí động tay động chân vì chuyện tiền bạc sẽ khiến trẻ cảm thấy tiền là một thứ rất tệ. Sau khi trưởng thành, trẻ có thể mang theo tâm lý sợ hãi và lo lắng khi đối mặt với những vấn đề liên quan đến tiền.