Căng thẳng có thể "tái cấu trúc" não bộ
Theo Lifehack, mọi thứ đều có hai mặt của nó. Căng thẳng cũng vậy, đôi khi nó không hoàn toàn mang lại những tác động xấu như ta nghĩ.
Căng thẳng có thể tạo ra năng lượng giúp bạn bứt phá trong những cuộc thi thể thao hay như lúc bạn đang biểu diễn trên sân khấu trước hàng nghìn người. Nhưng hại nhiều hơn lợi, căng thẳng kéo dài sẽ có thể "tái cấu trúc" bộ não con người.
Khi chúng ta căng thẳng, a-xít HPA sẽ được kích hoạt. Vùng trước nhãn của vùng dưới đồi nằm ở trung tâm não bộ có khả năng tiết ra một hợp chất. Sau đó hợp chất này sẽ kích thích tuyến yên tiết ra hooc-môn ACTH vào các mạch máu.
Hooc-môn này chính là tác nhân gây ra stress – Cortisol. Khi Cortisol được tiết ra, cơ thể con người sẽ luôn được đặt vào trong trạng thái sẵn sàng làm việc. Nhưng khi Cortisol được tiết ra trong một khoảng thời gian dài, nó sẽ gây ảnh hưởng tới não bộ của chúng ta từ đó dẫn tới những ảnh hưởng xấu tới cơ thể.
Cortisol là một trong những tác nhân cung cấp năng lượng cho cơ thể để xử trí trong những tình huống khó khăn. Tuy nhiên khi tình trạng trên kéo dài, cơ bắp sẽ dần "xuống cấp", giảm tốc độ phản hồi của cơ bắp, hệ miễn dịch trở nên suy yếu. Não bộ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Căng thẳng làm não bộ "teo" lại
Căng thẳng kéo dài và sự tăng nồng độ Cortisol trong máu là những tác nhân chính ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tiếp thu và khống chế căng thẳng.
Hồi hải mã, vùng não điều khiển các yếu tố trên, dần dần sẽ hạn chế tác dụng của A-xit HPA từ đó dẫn đến khảng năng điều hòa căng thẳng bị suy giảm.
Không những vậy Cortisol còn làm giảm lượng tế bào thần kinh. Khi có quá nhiều Cortisol tập trung trước vùng trước não, các liên kết tạo bởi những xi-náp sẽ dần bị phá vỡ. Sự tiêu biến của các liên kết xi-náp sẽ tiếp tục lặp đi lặp lại từ đó dẫn đến sự giảm đi của khối lượng não bộ.