Cách dạy con đặc biệt của ông bố người Đài Loan - mỗi ngày hỏi con 4 câu hỏi
Cha mẹ nào cũng hy vọng con mình khỏe mạnh, khôn ngoan nhưng không phải ai cũng nắm rõ được cách giáo dục con hiệu quả. Gần đây, một ông bố người Đài Loan - cha của một cô con gái ngoan ngoãn, xinh xắn đã chia sẻ cho mọi người cách
dạy con vô cùng đặc biệt. Mặc dù người cha này chưa từng hướng dẫn con làm bài tập về nhà nhưng mỗi ngày chỉ cần bỏ ra 10 phút trò chuyện với con, hỏi cô bé 4 câu hỏi sau chắc chắn sẽ có hiệu quả
1. Hôm nay ở trường có chuyện gì vui không con?
Thật ra đây là câu hỏi để quan sát cách cảm nhận của con. Thông qua câu hỏi này, ông bố trên hiểu được ngày hôm nay con có chuyện gì vui, chuyện gì không vui và tìm hiểu thêm lý do vì sao con buồn vui trước những sự việc đó. Đồng thời, qua đó ông bố cũng giúp con gỡ rối các vấn đề để con tự điều chỉnh cảm xúc, thích nghi với môi trường ngoài xã hội.
2. Hôm nay con đã làm được việc tốt nào?
Đây là cách ông bố khích lệ tinh thần con gái, giúp con gái thêm tự tin vào bản thân mỗi khi làm việc tốt.
3. Hôm nay con học được những gì?
Bằng câu hỏi này, ông bố đã giúp con gái hệ thống lại, nhớ lại xem mình đã học đến đâu, học được gì ở trường. Từ đó cũng hình thành tính tự lập cho con trong việc học hành, ôn bài mà không phải ép hay kèm con ngồi học bài ở nhà.
4. Con có cần ba giúp đỡ việc gì không?
Câu hỏi này có 2 ý nghĩa: một là để con biết ba vẫn luôn rất quan tâm tới con. Hai là việc học là việc của con, con phải tự sắp xếp ba sẽ không ép uổng, cản trở. Đứng từ góc độ của một đứa trẻ, bé gái vẫn thấy thoải mái với việc việc học, việc chơi của mình đồng thời vẫn luôn yên tâm có ba làm hậu phương vững chắc để tự quyết định mọi vấn đề của bản thân.
Bốn câu hỏi tưởng chừng như rất đơn giản này lại chứa đựng nhiều yêu thương, quan tâm dành cho con, thực tế đã chứng minh đây là cách rất hiệu quả. Cha con khích lệ lẫn nhau sẽ tạo cho con một môi trường trưởng thành, tự lập vui vẻ. Điều mấu chốt của các triết lý dạy con chính là biết cách xử lý mối quan hệ cha con.
6 điều cần lưu ý để nuôi dạy con không còn là thử thách
Nếu như cha mẹ có thể xây dựng được niềm tin tuyệt đối trong trái tim con, con cái sẽ tin rằng cha mẹ luôn yêu mình vô điều kiện, tất cả những khen chê của cha mẹ dành cho mình đều xuất phát từ mong muốn tạo cho con điểm khởi đầu tốt. Nếu như trong tiềm thức con trẻ luôn tin tưởng vào cha mẹ, tin vào những gì cha mẹ dành cho mình là tốt đẹp thì việc dạy con sau này sẽ vô cùng dễ dàng.
Tuy nhiên, phần lớn các mối quan hệ cha con trên thực tế hiện nay đều có phần không ổn định khiến những đứa trẻ không thực sự tin tưởng vào gia đình.
Bố mẹ nào cũng yêu thương con nhưng nhiều khi thể hiện tình yêu sai cách sẽ vô tình làm hại con. Chẳng hạn như lúc nào cũng cho con ăn thứ ngon nhất, mặc đồ đẹp nhất. Đây chỉ là biểu hiện bên ngoài chứ không phải bản chất của tình yêu thương. Đôi khi tình yêu của cha mẹ cũng cần phải “có điều kiện”, ví dụ như nếu trong kì thi lần nào con đứng trong top 3 thì sẽ được đi chơi ở đâu đó…
1. Không tạo cho con áp lực quá lớn, không dạy dỗ con bằng roi vọt, xây dựng mối quan hệ gia đình bình đẳng.
2. Trao con tình yêu “ vô điều kiện” đúng cách, tình yêu thương về mặt tinh thần.
3. Tuyệt đối tôn trọng cá tính riêng của con.
4. Dạy con bằng những cách tích cực, thường xuyên khích lệ, biểu dương con.
5. Điều chỉnh hợp lý mối quan hệ cha – con, đây là điều quan trọng nhất.
6. Chú trọng việc nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách tốt đẹp cho con, thay vì mù quáng
chạy theo điểm số, vật chất.
Nếu cha mẹ có thể nắm bắt được 6 trọng điểm trên, việc dạy con sẽ không còn là thử thách.
Thực chất, việc giáo dục con chính là 3 phần dạy dỗ, 7 phần tôn trọng.
3 phần dạy dỗ tức là chỉ dạy con ở mức độ vừa phải, giáo huấn quá nhiều sẽ khiến con có tâm lí muốn chống đối, lại thành phản tác dụng.
7 điều còn lại chính là chỉ bố mẹ nên tôn trọng khả năng thiên bẩm, tốc độ trưởng thành của con. Nhẫn nại với con, để con trải qua thử thách, trải nghiệm, đi qua thất bại cũng như thành công. Sự trưởng thành của con là cả một quá trình, cần rèn giũa hàng ngày chứ không thể nóng vội.
Quá trình phát triển của con, có lúc cần sự chỉ dạy của cha mẹ nhưng cũng có khi phải để con tự mình tìm kiếm, lựa chọn điều tốt đẹp nhất cho bản thân.